Kiến Thức Hữu Cơ

HƯỚNG DẪN LÀM ĐỆM LÓT SINH HỌC TRONG CHĂN NUÔI

LÀM ĐỆM LÓT SINH HỌC TRONG CHĂN NUÔI

Việc nuôi gà bằng đệm lót sinh học tiết kiệm nhiều thời gian, chi phí, hạn chế được ô nhiễm môi trường, dịch bệnh và gà nhanh lớn hơn. Một đệm lót nền chuồng được xử lý tốt có thể kéo dài thời gian sử dụng từ 6 tháng đến một năm hoặc có thể dài hơn.

Việc chăn nuôi gà bằng đệm lót sinh học mang lại nhiều lợi ích và đang được nhiều hộ gia đình áp dụng. Cùng tìm hiểu xem đệm lót sinh học mang lại lợi ích gì và cách làm đệm lót sinh học cho trại gà như thế nào nhé.
LÀM ĐỆM LÓT SINH HỌC TRONG CHĂN NUÔI
Nuôi gà bằng đệm lót sinh học

Lợi ích của đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà

Đệm lót sinh học là lớp đệm lót chuồng bằng các nguyên liệu như: Trấu, mùn cưa, xơ dừa, lõi ngô, thân cây ngô khô, rơm, rạ… được cấy nhóm vi khuẩn (vi sinh vật). Nhóm vi khuẩn có hoạt tính cao, phân giải mạnh các chất thải động vật (phân và nước tiểu) để chuyển hóa thành các chất vô hại (không có mùi). Đồng thời nhóm vi khuẩn lại sử dụng các chất khí thải độc hại như NH3, H2S để sinh trưởng phát triển và ức chế được vi khuẩn có hại (như nhóm vi khuẩn gây bệnh đường ruột E.coliSalmonella…), tạo môi trường trong sạch không ô nhiễm, giảm vi sinh vật gây hại, do đó con vật sống thoải mái, giảm căng thẳng và có sức đề kháng cao.
Việc nuôi gà bằng đệm lót sinh học tiết kiệm nhiều thời gian, chi phí, hạn chế được ô nhiễm môi trường, dịch bệnh và gà nhanh lớn hơn. Nếu nuôi thường, gà từ lúc nhỏ đến xuất chuồng phải thay trấu 3 – 4 lần, nếu không xử lý mùi hôi trại gà sẽ dẫn đến ô nhiễm chuồng trại. Còn dùng đệm lót sinh học, gà từ lúc thả nuôi đến khoảng 1 tháng, dùng men vi sinh Balasa trộn với trấu 2 đêm rồi rải đều xuống mặt chuồng. Men này sẽ diệt vi khuẩn, xử lý mùi phân gà và chất thải, đồng thời sau khi bán gà, hỗn hợp trấu – phân gà có thể bán cho bà con nông dân làm phân bón cây trồng rất hiệu quả. Sử dụng đệm lót sinh học giảm được 60% công sức lao động và chi phí điện nước rửa chuồng trại, giảm triệt để mùi hôi của phân gà, không gây ô nhiễm môi trường…
>> Xem thêm : SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ VI SINH TỪ PHÂN GÀ
>> Xem thêm : Phân vi sinh là gì ? Phân hữu cơ vi sinh là gì ? Phân biệt các loại phân bón

Kỹ thuật làm đệm lót nuôi gà

Phương pháp làm đệm lót với nguyên liệu là trấu
Thực hiện làm đệm lót cho 30-50 m nền chuồng theo các bước sau:
– Bước 1: Rải trấu lên toàn bộ nền chuồng dày 10cm, sau đó thả gà vào.
– Bước 2: Sau 7-10 ngày đối với gà nuôi úm, 2-3 ngày đối với gà nuôi thịt, quan sát
trên  bề  mặt  chuồng  khi  nào  thấy  phân  rải  kín,  dùng  cào cào  sơ  qua  lớp  mặt  đệm
lót (cần quây gọn gà về 1 phía để tránh gây xáo trộn đàn gà).
– Bước 3: Sau khi cào lớp mặt xong thì rắc đều chế phẩm men lên toàn bộ bề mặt chất độn, tiếp tục dùng tay xoa trên bề mặt để men được phân tán đều khắp.
Cách làm chế phẩm men: 1 lit chế phẩm EM Pro-1 pha với 3kg cám gạo, cho thêm 19 lít nước sạch, Quấy trộn đều, để trong thùng 24h (có thể sục khí càng tốt).
Phun ẩm cho đệm lót sinh học
Phun ẩm cho đệm lót sinh học

Phương pháp làm đệm lót với nguyên liệu là mùn cưa hoặc kết hợp với trấu

Thực hiện làm đệm lót cho 30 -50 m nền chuồng theo các bước sau:
– Bước1: Rải lớp mùn cưa dày 15 cm lên nền chuồng (nếu kết hợp dùng trấu thì đầu tiên rải 8 cm trấu, sau đó rải tiếp 7 cm mùn cưa).
– Bước 2: Nếu mùn cưa khô, phun nước sạch đều lên trên lớp mùn cưa sao cho mùn cưa có độ ẩm 20% (dùng tay bốc một nắm mùn cưa, quan sát thấy hạt mùn cưa bị thấm ẩm nhưng vẫn tơi rời là được). Thả gà vào nuôi. Chú ý: phun nước như mưa và sau một lúc phải dùng tay xoa cho ẩm đều.
– Bước 3: Sau 7-10 ngày đối với gà nuôi úm, 2-3 ngày đối với gà nuôi thịt, quan sát trên bề mặt chuồng khi nào thấy phân rải  kín, dùng cào cào sơ qua lớp mặt  đệm lót (cần quây gọn gà về 1 phía để tránh gây xáo trộn đàn gà).
– Bước  4: Rắc đều chế phẩm men đã được chế lên toàn bộ bề mặt đệm lót. Sau đó dùng tay xoa trên mặt để men được phân tán đều khắp.

Sử dụng và bảo dưỡng

– Phải chú ý làm tơi xốp bề mặt đệm lót: cứ sau 1-2 ngày cào trên bề mặt đệm lót một lần để giúp cho đệm lót được tơi xốp, phân sẽ được phân hủy nhanh hơn. Thời gian dài ngắn tùy thuộc vào mặt đệm lót bị nén chặt hay không và lượng phân nhiều hay ít. Trong quá trình cào trên bề mặt đệm lót không được cào sâu xuống sát nền chuồng.
– Nuôi trong vài tuần nếu có mùi hơi hăng hắc thì xới tơi đệm lót, để cửa thông thoáng, mùa nóng có thể dùng quạt gió. Trong trường hợp này gà vẫn sinh trưởng tốt, khỏe mạnh.
– Để đệm lót luôn luôn khô và tiêu hủy phân tốt thì có thể sau một thời gian cần phải bảo dưỡng 1 lần (sau khi xới tơi trên mặt đệm lót thì rắc chế phẩm men, được chế như ở phần trên, đều lên mặt). Khi bảo dưỡng lúc trong chuồng có gà vào những ngày nóng, thường bố trí thời gian để làm vào buổi chiều mát sẽ ít ảnh hưởng đến gà.
-Tránh để bị nước mưa hắt làm ướt đệm lót.
-Khi nuôi gà trên nền đệm lót cần phải để ý khu vực máng uống, nếu thấy nước rớt làm ướt đệm lót thì phải thay ngay bằng lớp trấu mới.
– Khi phát hiện đệm lót có mùi của khí NH3 và thối nhẹ là tác dụng phân giải phân chưa tốt cần phải xử lý kịp thời. Tùy từng nguyên nhân: do đệm lót ướt quá; đệm lót bị nén không tơi xốp; men kém hoạt động… mà có cách xử lý phù hợp, nhưng chung nhất là phải  làm  khô, xới tơi  đệm  lót và sau  đó bổ sung chế phẩm men BALASA N01 .
– Do nhiệt độ ở đệm lót luôn ấm nóng nên khi úm gà chỉ cần quây kín ở dưới khoảng trên dưới 50cm còn phía trên phải để thoáng, đặc biệt trong mùa nóng.
– Mùa nóng khi úm gà do đệm lót luôn luôn ấm vì vậy nên treo đèn cao hơn để tránh nhiệt độ cao làm bốc hơi nước làm cho gà bị nhiễm lạnh – ẩm dễ bị bệnh.
Làm tơi xốp bề mặt đệm lót
Phải chú ý làm tơi xốp bề mặt đệm lót

Thời gian sử dụng

Một đệm lót nền chuồng được xử lý tốt có thể kéo dài thời gian sử dụng từ 6 tháng đến một năm hoặc có thể dài hơn. Thời gian sử dụng phụ thuộc vào các yếu tố sau:
– Nguyên liệu dùng làm đệm lót: Dùng chất độn là mùn cưa tốt nhất. Có thể sử dụng riêng mùn cưa hoặc cả trấu và mùn cưa, nhưng cần chú ý là trấu được rải ở dưới còn mùn cưa thường được rải ở lớp trên mặt.
– Độ dầy đệm lót: Nếu chất độn mỏng sẽ có thời gian sử dụng ngắn hơn so với chất độn
dầy.
Chế độ bảo dưỡng là điều đặc biệt quan trọng cần phải chú ý.
– Độn lót hoạt động tốt phải đảm bảo có độ tơi xốp cần thiết, cho nên sau vài ngày cào trên bề mặt đệm lót một lần để giúp cho đệm lót được tơi xốp, phân sẽ được phân hủy nhanh hơn.
– Tránh để bị nước mưa và nước ở máng uống làm ướt đệm lót .
– Định kì bảo dưỡng đệm lótTrên đây là cách làm đệm lót sinh học trong chuồng gà. Chúc bà con đạt được hiệu quả cao trong việc chăn nuôi gà bằng đệm lót sinh học.
>> Xem thêm : XU HƯỚNG CHĂN NUÔI GÀ HỮU CƠ
>> Xem thêm : Ứng dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi gà có mang lại hiệu quả cao?
3.7/5 - (4 bình chọn)
author-avatar

About Mạnh Quân

Xin chào tôi là Mạnh Quân giám đốc Sacotec , chúng tôi đang tập trung vào mảng chăn nuôi, trồng trọt theo hướng hữu cơ sinh học, xu hướng phát triển tất yếu hiện nay. Đi kèm đó là việc phân phối cực kỳ đa dạng các sản phẩm hữu cơ trong và ngoài nước với giá tốt nhất như phân tảo bón lá, phân gà vi sinh, phân đạm cá, chế phẩm sinh học...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *