Chăm Sóc Cây Ăn Trái

PHÒNG SÂU HẠI THƯỜNG GẶP TRÊN CÂY SẦU RIÊNG – CUỘC CHIẾN THƯỜNG NHẬT KHÓ CHẤM DỨT

sâu hại thường gặp trên cây sầu riêng

Biết được những loài sâu hại thường gặp trên cây sầu riêng sẽ giúp bà con có thể phòng tránh hiệu quả hơn, hạn chế đến mức thấp nhất tác hại của chúng lên cây trồng, giúp cây sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất hiệu quả và ổn định.

     I. SÂU ĐỤC QUẢ

1. Đặc điểm nhận dạng của sâu đục quả

Sâu đục quả có tên khoa học là Conogethes punctiferalis, tên tiếng anh là Durian fruit borer/Yellow peach moth.
Sâu đục quả có 3 thời kỳ phát triển:

Thời kỳ trứng và nhộng Trứng của sâu đục quả ban đầu có hình bầu dục dài khoảng 2-2,5 mm. Nhộng mới nở sẽ có màu nhợt sau đó chuyển sang nâu sậm với kích thước từ 6-8 mm, sau khoảng 8 ngày nhộng sẽ trở thành ấu trùng.
Thời kỳ ấu trùng Ấu trùng sâu đục quả dài khoảng 10-22mm, có màu hồng hoặc tím, đầu màu nâu đen, thân trắng ửng hồng, có hai đốt ngực trước và sau. Trên lưng có những đốm nâu nhạt và lông cứng.
Thời kỳ thành sâu đục trái Chiều dài thân 6mm với sải cánh từ 14-20mm, toàn thân có màu vàng có thêm nhiều chấm đen.

sâu hại thường gặp trên cây sầu riêng

2. Đặc điểm gây hại của sâu đục quả

– Sâu đục quả thường đẻ trứng gần cuống trái non, sâu non nở ra sẽ đục vỏ quả sầu riêng chui vào ăn thịt quả, đặc biệt phần hột và thịt quả quanh hột.
– Sau khi sâu lớn cỡ đầu nhang sẽ chui ra làm nhộng trên những lá khô sinh trưởng và phát triển rồi lại tấn công quả.
– Những quả bị sâu tấn công, tại những lỗ đục phân sâu đùn ra ngoài, khi gặp nước mưa hoặc độ ẩm cao sẽ bị thối và chuyển sang nâu đen.
– Trên cây sầu riêng trái dạng chùm thường bị sâu gây hại nhiều hơn cho trái đơn.

3. Biện pháp phòng trừ

– Thăm vườn thường xuyên để phát hiện kịp thời sự xuất hiện của sâu và đồng thời thu dọn những quả bị rụng do sâu gây hại đi tiêu hủy.

– Tỉa bớt những trái kém phát triển trong chùm

– Sử dụng các thuốc trừ sâu có các hoạt chất sau để phòng trị như: SCT 10, Abamectin, Emamectin benzoate, Matrine, Fipronil,…

 

     II. RẦY NHẢY

1. Đặc điểm nhận dạng của rầy nhảy

– Rầy nhảy có tên khoa học là Allocaridara malayensis.
– Lá sầu riêng bị rầy nhảy chích ban đầu sẽ xuất hiện những chấm nhỏ màu vàng, sau đó bị khô dần và rụng, đôi khi chỉ còn trơ lại cành bị khô chĩa lên trời.
– Rầy nhảy trưởng thành có màu nâu nhạt, cánh trong suốt có chiều dài 3-4mm, chúng thường đến đẻ trứng khi cây sầu riêng vừa mới nhú đọt non, trứng có hình bầu dục, màu vàng nhạt khoảng 1mm.
– Rầy con có 5 tuổi
          + Tuổi 1 có màu vàng và di chuyển rất chậm.
          + Từ 2-5 tuổi chúng di chuyển rất nhanh, rầy con 2 tuổi phủ một lớp sáp màu trắng và ít lông tơ cuối bụng
          + Từ 3 tuổi trở đi xuất hiện các sợi sáp trắng như bông gòn dài ở cuối đuôi.
RẦY NHẢY trên cây sầu riêng

2. Đặc điểm gây hại của rầy nhảy

– Cả rầy trưởng thành và rầy non đều gây hại cho cây bằng cách chích hút nhựa của lá non, nên thường có mật độ cao vào thời kỳ cây ra lá non.
– Ngoài gây hại trực tiếp cho cây, trong quá trình sinh sống chất bài tiết của rầy còn là môi trường thuận lợi cho nấm bồ hóng phát triển, phủ đen bề mặt lá, ngăn cản quá trình quang hợp của cây.

3. Phòng trừ

  • Thời điểm: Rầy tấn công từ khi lá còn chưa mở, đến khi lá đã trưởng thành thì rầy không ăn nữa. Nên phun thuốc từ khi cấy vừa mới xuất hiện mũi giáo đến khi lá cuối cùng trong cơi đọt mở ra và phát triển thành thục
  • Thường xuyên kiểm tra vườn, khi vừa mới thấy xuất hiện có thể sử dụng các hoạt chất sau để phun phòng ngừa như: SCT 08, Abamectin, Emamectin, Imidachloprid, Thiamethoxam,… Phun đều chủ yếu mặt dưới của lá cách nhau 5-7 ngày/lần và mỗi khi cây ra đọt non.
  • LƯU Ý: Nên phòng trước mỗi giai đoạn của cây vì khi rầy phát triển thành dịch thì khó mà diệt được hết. Cho nên khi cây bị rấy tấn công với mật độ lớn thì không thể trị hay khắc phục mà chỉ chăm sóc lại để cây ra đọt mới và dưỡng lại cơi lá sau.

     III. RỆP SÁP

1. Đặc điểm nhận dạng và gây hại của rệp sáp

Rệp sáp gây hại trên sầu riêng có nhiều loại khác nhau, nhưng loại thường gặp nhất là Planococus sp.
– Đặc tính sinh trưởng của rệp sáp là phát triển mạnh mẽ vào mùa khô cùng với thời điểm sầu riêng ra hoa kết trái và rất dễ dàng bị tấn công.
– Lúc còn non thường có màu hồng, khi trưởng thành có những tua ngắn xung quanh, trên cơ thể có một lớp phấn trắng như bông.
– Cả rệp trưởng thành và rệp non đều bu bám vào cuống quả hoặc các rãnh giữa các gai trên vỏ quả chích hút nhựa quả làm quả kém phát triển, quả non bị hại nặng sẽ bị biến dạng hoặc rụng non.
RỆP SÁP trên cây sầu riêng
– Rệp sáp còn tiết chất đường tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển (Capnodium sp), làm vỏ quả bị phủ lớp màu đèn như bồ hóng làm xấu mã quả, giảm giá trị thương phẩm của quả sầu riêng.

2. Phòng trừ

– Tưới đủ nước để hạn chế sự phát triển của rệp sáp. Trong giai đọan ra bông và trái non cần cung cấp đủ nước để cho đất không bị khô

– Nếu thấy trong vườn có kiến (Kiến vàng, kiến đen, kiến cao cẳng,…) số lượng nhiều thì cần diệt kiến để hạn chế kiến tha  rệp ráp từ dưới đất lên cây và từ cây này sang cây khác.

– Tưới gốc hoặc phun lên cây các thuốc có hoạt chất trị RẦY có thể kết hợp với các chất bám dính để tăng hiệu quả phòng trị.

– Đặc biệt cây đang giai đoạn xổ nhụy hoặc trái non thì cần sử dụng các thuốc sinh học hoặc thuốc có tính mát để tránh ảnh hưởng đến bông và trái non như: SCT 08, Abamectin, Emamectin,…

LƯU Ý:

  • Đất phải ẩm trước khi tưới nước trị rệp sáp
  • Khi rệp sáp sinh sản và có mật số nhiều thì chúng có tập tính xếp chồng lên nhau thành nhiều lớp. Do đó để diệt triệt để rệp sáp cần phải kiên trì bằng cách tưới hoặc phun xịt ít nhất 3 lần cách nhau 3-5 ngày để diệt rệp sáp đến lớp cuối cùng.

     IV. NHỆN ĐỎ

1. Đặc điểm nhận dạng và gây hại của nhện đỏ lên cây sầu riêng

– Nhện đỏ có tên khoa học là Tetranychus sp, phát triển tốt trong điều kiện nóng ẩm như ở niềm Nam nước ta.
– Nhện có kích thước cơ thể nhỏ dẹp, có màu nâu đỏ hoặc nâu đen, khả năng sinh sản tốt với vòng đời ngắn nhưng phát triển rất mạnh.
NHỆN ĐỎ trên cây sầu riêng
Nhện đỏ tấn công trái non khi sầu riêng ra quả và chích hút dịch lá tạo thành những đốm trắng làm lá bị mất màu, không phát triển được, lá dần biến vàng và rụng sớm khiến cây không thể quang hợp, cây sinh trưởng kém ảnh hưởng đến quá trình ra hoa và đậu quả của cây.

2. Phòng trừ

  • Phun thuốc ngừa nhện định kỳ vào thời điểm dễ xuất hiện nhện (Mùa nắng, điều kiện nóng ẩm).
  • Trong giai đoạn ra hoa đậu trái bà con nên chú ý sử dụng các loại thuốc có gốc sinh học hoặc mát như: SCT 08, Abamectin, Emamectin,… kết hợp thêm chất bám dính hoặc dầu khoáng để tăng hiệu quả phun 2-3 lần cách nhau 3-5 ngày.
>> Bài liên quan: CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CÂY SẦU RIÊNG – HIỂU BIẾT ĐỂ PHÒNG TRỪ HIỆU QUẢ HƠN
Mong rằng bài viết về SÂU HẠI THƯỜNG GẶP TRÊN CÂY SẦU RIÊNG của BioSacotec đã phần nào cung cấp cho bà con những kiến thức cần thiết để áp dụng vào chăm sóc vườn trồng. Bên cạnh đó bà con có thể tham khảo thêm những bài viết liên quan khác về cây sầu riêng.
Chúc bà con có một vụ mùa bội thu!
map biosacotec
PHÂN BÓN HỮU CƠ BIOSACOTEC
Thuộc sở hữu của Công ty CPĐT CÔNG NGHỆ SẠCH SACOTEC, chúng tôi sẽ trả lời bất kỳ thắc mắc cũng như phàn nàn của khách hàng về sản phẩm - dịch vụ mà chúng tôi cung cấp.
HỒ CHÍ MINH

💻Website: biosacotec.com
☎️Điện thoại: 0379 399 843 - 0888 450 606
🌎Địa chỉ: 52A đường Hùng Vương, tổ 08 khu phố La Vân, T.T Ngãi Giao, H. Châu Đức, Bà Rịa Vũng Tàu

0379 399 843
Rate this post
author-avatar

About Mạnh Quân

Xin chào tôi là Mạnh Quân giám đốc Sacotec , chúng tôi đang tập trung vào mảng chăn nuôi, trồng trọt theo hướng hữu cơ sinh học, xu hướng phát triển tất yếu hiện nay. Đi kèm đó là việc phân phối cực kỳ đa dạng các sản phẩm hữu cơ trong và ngoài nước với giá tốt nhất như phân tảo bón lá, phân gà vi sinh, phân đạm cá, chế phẩm sinh học...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *