Chăm Sóc Cây Công Nghiệp, Chăm Sóc Cây Trồng

PHÒNG VÀ CHỮA BỆNH CHẾT NHANH TRÊN CÂY TIÊU

Phòng và chữa bệnh trên cây hồ tiêu

Khi mắc bệnh chết nhanh, cây tiêu có biển hiện sinh trưởng chậm, lá hơi nhỏ lại, nhạt màu hoặc biến vàng giống hiện tượng thiếu phân, thiếu nước. Sau đó lá, hoa, quả bị rụng dần từ dưới gốc lên ngọn. Bệnh này làm thối dần lớp vỏ gốc….

Từ xưa đến nay, cây hồ tiêu luôn là loại cây công nghiệp có giá trị cao và được bà con nông dân ưu tiên làm loại cây chủ đạo để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh những nguồn lợi mà loài cây này mang lại, luôn tìm ẩn những rủi ro mà không phải ai trồng nó cũng giải quyết được, ngoài những loại bệnh thông thường, thì bệnh chết nhanh ở cây tiêu luôn là mối lo lớn nhất đối với bà con nông dân, loại bệnh này được xem như là HIV- AIDS ở cây hồ tiêu. Vậy làm thế nào để giải quyết căn bệnh nan y này kịp thời và giảm rủi ro khi trồng cây tiêu? Hôm nay Công Ty SACOTEC chia sẻ đến bà con tất tần tật về căn bệnh này cũng như cách phòng bệnh, chữa bệnh như thế nào.
Phòng và chữa bệnh trên cây tiêu

Giới thiệu về bệnh chết nhanh

Bệnh chết nhanh hay còn gọi là bệnh thối rễ, do nấm Phytophthora capsici sống trong đất, kết hợp với các loại nấm khác gây nên, khiến cây tiêu chết nhanh chóng. Loài nấm này tấn công ở bộ rễ và phần thân nằm trong đất của cây tiêu, khiến các mầm ngừng phát triển, lá chuyển màu xanh nhạt rồi biến màu vàng và rụng, phần dây thân trên mặt đất có dấu hiệu héo.
Triệu chứng này xảy ra khá nhanh, chỉ sau một vài tháng, cả cây tiêu chết. Nguy hiểm hơn, nấm bệnh phát triển mạnh trong mùa mưa. Nếu một cây trong vườn mắc bệnh, nước mưa sẽ làm mầm bệnh lan sang những cây khác, dẫn tới việc tiêu chết hàng loạt. Ngoài ra, môi trường đất, dụng cụ canh tác cũng là một trong những yếu tố khiến bệnh này lây lan nhanh.
Bệnh chết chậm do các loại nấm Fusarium sp., Rhizoctonia sp., Pythium sp,… và một số loại khác cùng gây hại lên bộ rễ. Khi mắc bệnh này, cây tiêu có biển hiện sinh trưởng chậm, lá hơi nhỏ lại, nhạt màu hoặc biến vàng giống hiện tượng thiếu phân, thiếu nước. Sau đó lá, hoa, quả bị rụng dần từ dưới gốc lên ngọn. Bệnh này làm thối dần lớp vỏ gốc, phần lõi thân bên trong màu nâu lợt. Lâu ngày, toàn bộ rễ và gốc thâm đen thối mục, cây chết khô dần. Quá trình từ khi cây tiêu có biểu hiện bị bệnh đến khi bị nặng hoặc chết có thể kéo dài cả năm. Bệnh này dễ xảy ra trên vườn tiêu bị đọng nước, ẩm ướt.
Vườn tiêu khô héo
Vườn tiêu khô héo
Bệnh có thể xâm nhập và gây hại ở tất cả các bộ phận của cây từ thân, lá, hoa, trái cho đến cổ rễ và rễ. Nhưng nguy hiểm nhất và cho cây tiêu bị chết hàng loạt là khi tấn công vào phần cổ rễ và rễ. Triệu chứng là cây tiêu đang tươi tốt thì đột ngột bị héo rũ, khô đen rất nhanh, hoặc xuất hiện một ít lá bị vàng úa, thân thối đen, sau đó các lá tiếp tục bị vàng hoặc thâm đen lây lan dần lên trên, cây tiêu héo rũ rất nhanh, có khi lá héo rũ trên cây đến sáng sớm có thể thấy cây tiêu tươi trở lại do ướt sương vào ban đêm. Sau đó các đốt thân cũng biến màu thâm đen và rụng.
– Hiện tượng rụng lá và đốt thường bắt đầu từ ngọn trở xuống. Bệnh xâm nhiễm vào cây tiêu bắt đầu ở vùng cổ rễ (ngang mặt đất) hoặc phần bên dưới mặt đất làm thối cổ rễ , sau đó phần hư thối này lan dần lên trên và cây tiêu biểu hiện các triệu chứng đã nêu,thân bắt đầu xì mủ,thâm đen các đốt. Bệnh tiến triển rất nhanh từ khi phát hiện thấy lá tiêu hơi rũ xuống cho đến khi lá rụng ào ạt có khi chỉ 2-7 ngày và đến khi tiêu chết hoàn toàn có thể trong vòng 1-2 tuần.
Do có nhiều chủng nấm, vi khuẩn cùng đồng loạt tấn công, gây hại ở nhiều vị trí của bộ rễ, nấm có thể xâm nhập qua các phần thối của rễ tơ, các vết thương như vết nốt sần của tuyến trùng hay rệp sáp hoặc các vết thương cơ học khác. Mặt khác nấm bệnh có thể thẩm thấu xâm nhập vào các tế bào vỏ rễ của cây mặc dù cây không hề bị tổn thương hay vết thương hở. Điển hình là ở các vùng rễ tiếp giáp với mặt đất (vùng cổ rễ) để gây hại.
Các chủng nấm kết hợp với vi khuẩn có hại cùng đồng loạt tấn công nên bộ rễ của cây bị thối rữa rất nhanh trong vòng 5 đến 7 ngày, có phần rễ đang tươi trắng cũng phân rã ra và có mùi hôi tanh, lúc này các bó mạch của cây đều hoàn toàn bị tắc nghẽn. Khi mổ một đoạn thân cây ta quan sát thấy các bó mạch dẫn của cây bị thâm đen, phần khác ngả sang màu vàng nhạt, hơi  đục,lúc này cây hoàn toàn bị suy kiệt về dinh dưỡng và nước nên toàn bộ phần lá, cành,quả héo rũ rất nhanh.
Cây bị bệnh có thể lây lan từ cây này qua cây khác  bằng nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể lây lan qua nguồn nước ngầm dưới mặt đất hoặc các tác nhân cơ học như sự dịch chuyển của động vật (chó, gà…) lây lan qua di chuyển của con người và các vật dụng dùng chung.
Đặc biệt cây lây lan ngầm qua sự tiếp giáp của hai lớp rễ giữa cây bị bệnh và cây không bị bệnh, mặt khác khi cây trưởng thành thường bộ rễ ăn rất xa, có thể rễ của cây bị bệnh lại nằm ngay trong gốc của cây khác và ngược lại, chúng ta thường biết khi cây bị chết nhanh thì toàn bộ bộ rễ của cây đều bị thối nhũn, nguyên nhân gây bệnh cũng từ đây. Do vậy ta cần đào rãnh sâu để cách ly khu vực bệnh, nên đào sâu để cho các mạch rễ đứt và không có sự tiếp giáp với nhau. Qua đó ta phân lô, khoanh vùng để có hướng điều trị phù hợp cho tùng khu vực bệnh.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Chúng ta đã biết căn bệnh chết nhanh ở tiêu rất khó trị, một khi vườn tiêu đã mắc phải bệnh này thì chắc chắn sẽ gây ra thiệt hại cho vườn, vì vậy bà con nên có biện pháp phòng ngừa ngăn chặn bệnh này ngay từ đầu để giảm thiểu thiệt hại cho vườn tiêu.
Để phòng ngừa và ngăn chặn được căn bệnh này, bà con phải hiểu được căn nguyên hình thành, nguyên lý và thời gian hoạt động của nó.
Bệnh chết nhanh ở cây tiêu chính là do nấm Phytophthora capsici sống trong đất gây ra, giai đoạn phát triển mạnh nhất là đầu mùa mưa, vì giai đoạn này độ ẩm tăng cao, tạo điều kiện cho nấm này phát triển mạnh trong đất, chúng sống len lõi đất và men theo đường nước rãi đi khắp nơi, đây là yếu tố nguy hiểm nhất của loại nấm bệnh này, vì cơ chế lây lan của nó rất khó dập tắt, thông thường khi phát hiện ra thì trong vườn tiêu đã bắt đầu chết.
Như vậy, để ngăn chặn được bệnh này, chúng ta cần phải gây phá hủy môi trường sống của chúng, điều này đồng nghĩa là chúng ta phải phá hủy môi trường đất, cách này không thể thực hiện được, do vậy cách duy nhất là dùng một loại nấm khác có lợi, phát triển mạnh hơn, nhiều hơn, và đối kháng lại nấm hại gây bệnh, lấn chiếm hết môi trường sống của chúng, một khi không còn chỗ để phát triển, chúng sẽ tự bị tiêu diệt.
Đây sẽ là nguyên lý để chúng ta phòng ngừa căn bệnh này, nên nhớ rằng, một khi đã phát hiện ra bệnh, tức là nấm Phytophthora capsici đã phát triển rất mạnh, lúc này việc sử dụng cách trên sẽ không còn hiệu quả nữa. Do vậy, phải sử dụng đúng thời điểm, đó là đầu mùa mưa, và trong suốt mùa mưa.
Trichoderma là loại nấm có lợi, có khả năng sinh trưởng phát triển cực nhanh, đối kháng lại các loại nấm bệnh khác, đặc biệt là nấm Phytophthora capsici. Với mức độ thông dụng và phổ biến của loại nấm này, bà con có thể dễ dàng tìm mua sản phẩm có chủng nấm này, tuy nhiên, bà con cần nên lưu ý một số điểm sau khi chọn mua sản phẩm:
Trichoderma sp phải có mật độ từ 109 trở lên, sản phẩm phải được chứng nhận của cơ quan chức năng, có phân tích hàm lượng và tiêu chuẩn cơ sở rõ ràng. Hiện nay trên thị trường tràn lan những sản phẩm dạng này, nên bà con lưu ý.
+ Sản phẩm phải kết hợp với các chủng nấm men và vi sinh vật khác để gia tăng hiệu quả: việc kết hợp để tạo một nhóm có ích ức chế khả năng phát triển của nấm Phytophthora capsici là vô cùng quan trọng. Bản thân cây tiêu cũng cần cung cấp thêm dinh dưỡng và có một môi trường tốt để phát triển, việc sử dụng phân hóa học và các loại thuốc BVTV đã phần nào làm cho cây tiêu giảm sức đề kháng và phá hoại môi trường đất, đây cũng chính là một trong những nguyên nhân làm cây tiêu dễ mắc bệnh hơn. Do vậy, các loại nấm men và sinh vật khác sẽ có chức năng phân giải lượng chất độc còn tồn dư trong đất mà cây không thể hấp thụ được để chuyển hóa thành dạng khác cho cây dễ hấp thụ. Tăng sức đề kháng cho cây để ngăn ngừa các loại bệnh khác, kích thích rễ sinh trưởng mạnh để làm việc hiệu quả hơn. Cải tạo môi trường đất do tồn dư của phân bón hóa học. Như vậy, chúng ta vừa chống giặc ngoài, vừa củng cố nội lực, giúp việc ngăn ngừa bệnh chết nhanh do nấm Phytophthora capsici hiệu quả hơn rất nhiều.
Các dạng nấm và chủng vi sinh dùng để phòng ngừa nấm Phytophthora capsici như sau:
Vi khuẩn:
Bacillus sp.: 109 cfu/g
+ VK phân giải cellulose sp.: 1010 cfu/g
+ Vi khuẩn cố định đạm: 108 cfu/g
+ Vi khuẩn phân giải lân: 108 cfu/g
– Xạ khuẩn Streptomyces sp.: 109 cfu/g
– Nấm mốc:
Penicillium sp.: 1010 cfu/g
Trichoderma sp.: 109 cfu/g
Aspergillus sp.: 109 cfu/g
Ngoài việc sử dụng Vi sinh vật, bà con nên có hệ thống thoát nước hợp lý cho vườn tiêu.
Phải có mương để hồ tiêu thoát nước triệt để trong mùa mưa, hạn chế phát sinh nấm bệnh. Mương cũng đảm bảo lượng nước tưới cần thiết vào mùa khô. Nên bón phân hợp lý, sử dụng phân vi sinh tối ưu, hạn chế sử dụng phân bón hóa học. Sử dụng phân hữu cơ, phân vi sinh, cây sẽ không phát triển nhanh bằng phân hóa học, song rất chắc khỏe.
Hướng dẫn dử dụng men vi sinh EM Fert1 để phòng ngừa bệnh chết nhanh ở tiêu:
 Chế phẩm EM Fert-1
 Chế phẩm EM Fert-1
Vào thời gian chuẩn bị mùa mưa, bà con sử dụng 1 kg EM Fert1 hòa vào 50 lít nước, tưới đều xuống gốc tiêu, 1- 2 lít pha loãng trên một gốc, định kỳ 1- 2 tháng tưới một lần, kết hợp với tạo hệ thống bồn vững chắc cho gốc, đảm bảo nước không tràn từ gốc này qua gốc khác.
Bà con cũng có thể sử dụng chế phẩm men EM Fert1 để ủ hoai phân chuồng như phân bò, phân dê, phân gà… để tạo thành phân hữu cơ vi sinh bón lót cho cây và bón cải tạo đất sau mỗi vụ thu hoạch.
Sản phẩm EM Fert1 có đầy đủ các chủng vi sinh vật cần thiết cho môi trường đất cũng như cho cây tiêu, việc sử dụng EM Fert1 bón cho vườn tiêu có ý nghĩa như chúng ta đang trả lại cho môi trường đất lượng vi sinh có lợi cần thiết đã mất đi khi sử dụng phân hóa học và hóa chất trước đó

Cách khắc phục khi vườn tiêu đã bị nhiễm bệnh chết nhanh:

Đối với các vườn tiêu đã không may mắc bệnh chết nhanh, bà con cũng đừng tuyệt vọng, hãy thử dùng cách sau đây, sẽ giảm thiệt hại cho vườn tiêu đáng kể.
Khi vườn tiêu bị nhiễm bệnh, việc xử lý bằng hóa chất là ưu tiên hàng đầu. Lúc này sử dụng các biện pháp sinh học thì sẽ không còn hiệu quả.
Ta chỉ có thể phòng ngừa sự lây lan một cách tối đa và trị cho những cây chớm bị nhiễm bệnh. Để ngăn chặn ổ bệnh, khống chế dịch bệnh lây lan qua những cây khác việc đào rãnh khoanh vùng như trên là công việc cấp thiết, mặt khác các cây đã bị chết là ổ bệnh nên chúng ta cũng phải dùng thuốc để tiêu diệt và có hướng xử lý trồng mới.
Khi cây chớm bị nhiễm bệnh, theo như trên triệu chứng gây hai các bó mạch của cây dần bị tắc nghẽn nên ta phải làm thông được mạch dẫn, song song kết hợp với thuốc trị nấm mang tính chất tiếp xúc và lưu dẫn tiêu diệt các loại nấm tấn công các tế bào của vỏ rễ, rễ tơ, đồng thời diệt vi khuẩn có hại thì mới có hiệu quả cao.
Các loại thuốc được sử dụng gồm các loại đặc trị sau:
Các loại thuốc này pha theo nồng độ:
500gr thuốc LANDCRUISER 800WP
200gr thuốc FORTUNER 350WP
500ml thuốc VALYGOLD 5SLChung vào một phuy 200 lít và sử dụng phương pháp sục gốc mỗi gốc khoảng 5-7 lít dung dịch thuốc tùy theo vóc dáng của cây.
Bên trên tán lá có thể dùng 400gr Aliette + 200gr Fortuner 350WP pha chung 200 lít nước phun lên cây. Lưu ý ta nên phun sau 2 ngày để hỗ trợ lưu dẫn các thuốc bên dưới lên các tế bào của cây, phun 2-3 lần cách nhau là 7 ngày.
Phương pháp sục: Sục bằng cần sục chuyên dụng.
Sục mỗi cây khoảng 8- 10 mũi, mỗi mũi sâu 15- 20cm, mỗi mũi khoảng 0,5 lít. Nên sục xen kẽ lỗ trên lỗ dưới (lỗ trong lỗ ngoài) mũi cách mũi 20cm để cho các tia thuốc tiếp giáp ngầm với nhau, nhằm dàn trải đều bộ rễ, cổ rễ của cây.
Lưu ý: Nên sục nhẹ hỗ trợ lực, song song cho tia nước ra từ trên xuống dưới cùng, tránh làm tổn thương rễ, đứt rễ, không dùng các vật dụng không đảm bảo cho rễ, cần sục tự chế không đảm bảo được vấn đề này.
Làm lại lần 2 cách lần 1 là 7 ngày, làm lại lần 3 cách lần 2 là 10 ngày.
Trường hợp bệnh nặng có thế làm lần 4 nếu cần thiết. Thời gian cách ly là 15 ngày sau lần 3.
Sau khi vườn cây ổn định và không còn hiện tượng chết thì cách ly 20 ngày sau lần cuối sử dụng thuốc ta tiến hành cho cấy lại vi sinh vật bằng EM Fert 1.
Sử dụng các thuốc trên cho cây 2 – 3 lần liên tục cách nhau từ 10 – 15 ngày.
Nếu tiến hành trồng trên vườn tiêu vụ trước đã bị bệnh chết nhanh cần phải phòng trừ bệnh ngay từ những năm đầu tiên.
Bà con nên lưu ý phòng bệnh hơn chữa bệnh, đừng để mọi chuyện đã rồi mới tìm cách xử lý.
Chúc bà con thành công, vụ mùa bội thu!
Rate this post
author-avatar

About Mạnh Quân

Xin chào tôi là Mạnh Quân giám đốc Sacotec , chúng tôi đang tập trung vào mảng chăn nuôi, trồng trọt theo hướng hữu cơ sinh học, xu hướng phát triển tất yếu hiện nay. Đi kèm đó là việc phân phối cực kỳ đa dạng các sản phẩm hữu cơ trong và ngoài nước với giá tốt nhất như phân tảo bón lá, phân gà vi sinh, phân đạm cá, chế phẩm sinh học...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *