Chăm Sóc Cây Công Nghiệp, Chăm Sóc Cây Trồng

BỆNH NẤM HỒNG TRÊN HỒ TIÊU

bệnh nấm hồng trên cây tiêu

NGUYÊN NHÂN

Do nấm Corticium Salmonicolor gây hại.

ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH

Những vườn tiêu trồng lâu năm bằng choái sống không được tỉa cành choái vào mùa mưa, vườn tiêu quá rậm rạp, độ ẩm không khí cao, bón thừa đạm nhưng thiếu phân Lân và Kali, không bón phân hữu cơ thì thường bị bệnh nấm hồng rất nhiều.

Bào tử nấm được sinh sản rất nhanh với khối lượng lớn, phát tán lây lan bệnh. Vào mùa khô, bệnh ngừng phát triển nhưng nguồn bệnh vẫn tồn tại trong bụi tiêu.

Bệnh phát sinh từ đầu mùa mưa và phát triển kéo dài đến các tháng cuối năm.

TRIỆU CHỨNG BIỂU HIỆN

+ Lúc mới bệnh thân và cành tiêu có một lớp nấm màu hồng sau đó chuyển sang màu hồng nhạt, rồi chuyển sang màu sáng trắng.

+ Nấm hồng làm khô nứt lớp vỏ của dây tiêu, làm cho các mạch dẫn nhựa của dây bị hủy hoại, dẫn đến hậu quả dây tiêu khô dần và chết.

 

BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA

+ Vệ sinh đồng ruộng, tỉa tán, cắt cành thoáng mát, làm rãnh thoát nước của vườn tiêu trong mùa mưa.

+ Vườn tiêu trồng bằng nọc sống hoặc choái sống cần phải được tỉa bớt cành vào đầu mùa mưa và giữa mùa mưa.

+ Bón phân cân đối NPK, phân chuồng hoai mục tạo điều kiện cho cây khỏe để có khả năng kháng bệnh tốt.

+ Thường xuyên kiểm tra và cắt bỏ thân, cành bị bệnh và đem đốt bỏ.

+ Dùng các hoạt chất như: Phytopin Gold, Tinh chất đồng (nano đồng) phun phòng lên cây hoặc khi cây mới có dấu hiệu phát sinh bệnh.

+ Dùng thuốc Boocdo 1% phun phòng 1 tháng 1 lần trong suốt mùa mưa.

Một số sản phẩm gợi ý

DENTIEU

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *