Chăm Sóc Cây Ăn Trái, Chăm Sóc Cây Trồng

TỔNG HỢP CÁC LOẠI BỆNH TRÊN CÂY CÓ MÚI VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ

phòng bệnh trên cây có múi

Các loại cây ăn trái có múi được trồng phổ biến trên thị trường nông nghiệp hiện nay bao gồm: bưởi, cam, chanh,…. đem lại nhiều lợi ích cho người trồng. Tuy nhiên, cây có múi cũng như nhiều loại cây trồng khác, trong quá trình sinh trưởng sẽ gặp không ít vấn đề về sâu bệnh hại. Bà con nên quan tâm tìm hiểu, nhất là những loại bệnh trên cây có múi để có cách phòng trị hiệu quả, triệt để, bảo vệ tốt cho cây trồng.

Các bệnh thường gặp trên cây có múi như: bệnh vàng lá gân xanh, bệnh nứt thân, xì mủ, thối trái, bệnh vàng lá thối rễ , bệnh ghẻ nhám, … những bệnh này gây hại nghiêm trọng đến chất lượng cây trồng nên bà con phải có kiến thức nhận dạng từng loại bệnh để có biện pháp chữa trị kịp thời. 

BỆNH VÀNG LÁ GÂN XANH TRÊN CÂY CÓ MÚI

Đặc điểm gây hại

Bệnh vàng lá gân xanh do vi khuẩn Liberobacter asiaticum sống trong mạch dẫn của cây, kết hợp với rầy chổng cánh Diaphorina citri làm tác nhân truyền bệnh chủ yếu. Ngoài ra, bệnh còn lây lan qua mắt ghép. Bệnh làm tắt nghẽn quá trình vận chuyển dinh dưỡng làm thiệt hại đến sinh trưởng của cây.

bệnh vàng lá gân xanh trên cây có múi

Bệnh vàng lá gân xanh 

Triệu chứng của bệnh vàng lá gân xanh 

  • Trên lá: Bệnh vàng lá gân xanh phiến lá sẽ hẹp và nhọn như hình tai thỏ, khoảng cách giữa các lá ngắn lại, lá vàng nhưng gân chính và gân phụ vẫn còn xanh.
  • Trên quả: Cây bị bệnh sẽ ra hoa nhiều đợt hơn so với cây bình thường, gây ra hiện tượng hoa và quả xuất hiện trên cùng một cành. Mắc bệnh vàng lá gân xanh sẽ khiến quả bị múi nhỏ, méo mó và tâm quả bị lệch sang một bên, hạt thường bị thui đi và có màu nâu.
  • Trên rễ: Khi bị bệnh tấn công, rễ sẽ dần bị thối, rễ tơ bị mất đi chỉ còn lại rễ chính, thậm chí rễ chính có thể cũng bị thối.

bệnh vàng lá gân xanh

Triệu chứng của bệnh vàng lá ở cây bưởi

Phòng trừ bệnh vàng lá gân xanh 

Phòng trừ tác nhân truyền bệnh

Phòng trừ rầy chổng cánh cũng là một phương pháp giúp hạn chế được sự tấn công của bệnh vàng lá gân xanh. Bà con nên sử dụng sản phẩm hữu cơ như Eco – killer, Phytopin Gold được sản xuất theo công nghệ hiện đại vào giai đoạn cây ra lá non vào đầu mùa mưa để ngăn chặn khả năng truyền bệnh, nhất là trên những đọt non của cây.

Bà con có thể kết hợp trồng xen ổi trong vườn cây có múi để xua đuổi rầy.  Đồng thời, dùng thiên địch kiến vàng để hạn chế mật độ sinh sôi của nấm bệnh hại.

Xử lý nguồn bệnh phát sinh

  • Đối với những cây có biểu hiện bệnh bà con nên nhanh chóng dùng thuốc kháng sinh Tetracyclin để tiêm áp lực vào thân, với nồng độ sử dụng là 1-2g/lít nước, liều lượng là 0,5 lít/lần tiêm. Tiến hành tiêm vào thân cây 3 lần, mỗi lần cách nhau 7-10 ngày để mang lại hiệu quả cao.
  • Đối với những cành bị bệnh nặng cần được cắt bỏ ngay và đem đốt, dụng cụ cắt tỉa sau khi sử dụng phải được khử trùng bằng nồng độ cao trước khi dùng cho cây khác. Bà con nên sử dụng biện pháp phòng trừ bệnh một cách đồng bộ và diện rộng trong vườn để đạt hiệu quả cao hơn.
  • Đối với những loại cây như cam quýt nhất thiết phải có đê bao và cây chắn gió để tránh rầy nhẩy xâm nhập.

Từ đầu khi thiết kế vườn, bà con nên chon giống cây khỏe, sạch bệnh, trồng với mật độ hợp lý để tránh giao tán, thường xuyên tạo tán, tỉa cành tạo vườn thông thoáng.

BỆNH VÀNG LÁ THỐI RỄ 

Điều kiện phát sinh bệnh vàng lá thối rễ 

Bệnh vàng lá thối rễ do nhiều tác nhân gây ra như nấm Furarium solani, Phytophthara và tuyến trùng. Tuyến trùng hoặc Phytophthara tấn công làm rễ tổn thương trước sau đó nấm Fusarium mới tấn công vào sau với tốc độ lan truyền rất nhanh.

Đất vườn có thành phần nhiều sét, dễ quánh dẻo, bị oi nước vào mùa mưa và chai cứng trong mùa nắng, hoặc đất vườn cũ bị chua, pH thấp, thiếu chất vi lượng nên bệnh xuất hiện và tấn công hơn.

Nếu bà con lạm dụng phân hóa học, ít sử dụng phân hữu cơ, không bón vôi cho đất cũng là điều kiện giúp bệnh vàng lá thối rễ gây hại nặng hơn.

bệnh thối tráiBệnh vàng lá thối rễ 

Xem thêm: BỆNH VÀNG LÁ – THỐI RỄ VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ BẰNG SINH HỌC HỮU CƠ

Biểu hiện của bệnh vàng lá thối rễ

  • Trên lá: Khác với bệnh vàng lá gân xanh sẽ khiến phiến lá hẹp, khoảng cách các lá ngắn lại có màu vàng nhưng gân chính và gân phụ vẫn còn màu xanh và nhỏ, mọc thẳng đứng như tai thỏ. Bệnh vàng lá thối rễ khi mới tấn công cây có múi sẽ khiến lá của cây vẫn bình thường nhưng gân lá có màu vàng nhạt, phiến lá ngả màu vàng cam và dễ rụng, khi cây bị nặng, kích thước lá nhỏ hơn bình thường, gân lá có màu vàng trắng, phiến lá màu vàng, bệnh càng nặng thì toàn cây đều vàng và rụng lá từ phía dưới gốc rồi đến các lá trên.
  • Dưới rễ: Khi bị bệnh vàng lá thối rễ tấn công, bộ rễ cây có múi sẽ bị thối từ rễ nhỏ lan dần vào trong rễ lớn. Rễ bị thối có màu nâu, vỏ rễ tuột ra khỏi phần gỗ, bên trong có sọc nâu lan dần vào rễ cái khiến cây mất khả năng hấp thu nước và dinh dưỡng, từ đó cành dần dần chết khô. Khi bệnh nặng, tất cả rễ đều bị thối đen và chết, dẫn đến chết toàn cây.

Biện pháp phòng trị bệnh vàng lá thối rễ

Biện pháp trị bệnh 

Bà con cần nhanh chóng phát hiện những triệu chứng của bệnh vàng lá thối rễ trước khi bệnh tấn công 30% cây. Dựa vào nhánh cây có lá bị vàng theo hướng nào, bà con nên xới nhẹ quanh nơi vùng rễ bị thối để loại bỏ ngay những rễ hư thối, tránh bệnh lây lan ảnh hưởng đến cây trồng.

Sau khi dọn sach phần rễ bị bệnh, bà con dùng thuốc Eco – Kileer tưới đều quanh gốc, sau 3-5 ngày tưới lại để tiêu diệt nấm bệnh với liều lượng 500g/200-300 lít nước. Tiếp đó dùng Trichoderma liều lượng 20g/gốc rải hoặc hòa tan nước để tưới quanh gốc nhằm hồi phục bộ rễ trở lại.

Ngoài ra bà con nên dùng phân hữu cơ bón quanh gốc cho cây có múi từ 1-2kg/gốc đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết  giúp cây sinh trưởng bình thường trở lại.

Xem thêm: SÂU VẼ BÙA HẠI CÂY BƯỞI

Biện pháp phòng bệnh 

Để phòng bệnh vàng lá thối rễ, bà con nên trồng vườn ở nơi đất cao, địa hình thoát nước tốt, nếu vườn thấp phải đảm bảo có bờ bao để kiểm soát nguồn nước trong mùa lũ. Bệnh thường tấn công cây có múi vào mùa khô, bà con có thể dùng vôi bón cho vườn để sát khuẩn, ngăn ngừa nấm bệnh và nâng cao pH đất giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh hơn.

Tiến hành tỉa cành, tạo tán thông thoáng cho vườn trồng ngay khi cây còn nhỏ, thường xuyên thăm vườn trồng để phát hiện mầm bệnh sớm nhất để ngăn ngừa kịp thời. Kết hợp bón phân hữu cơ như Gà Cồ Đỏ, Gà Cồ Tím để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cây,

BỆNH THÁN THƯ TRÊN QUẢ CÓ MÚI

Tác nhân gây bệnh thán thư 

Bệnh thán thư trên cây có múi do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra, chủ yếu gây hại trên lá và quả của cây. Bệnh thán thư tăng trưởng và gây hại nhiều trong mùa mưa, vi khuẩn tồn tại trong tàn dư thực vật, có thể lây lan bởi gió. Đối với quả càng nằm khuất trong tán cây thường bị bệnh tấn công và nặng hơn.

bệnh trên cây có múi

Bệnh thán thư 

Triệu chứng của bệnh thán thư 

  • Trên lá: Bệnh thán thư thường gây hại ở chóp lá và rìa lá, vết bệnh có hình hơi tròn màu vàng nâu, bệnh càng nặng thì vết bệnh càng lớn, xung quanh có viền nâu đậm, giữa có màu vàng nhạt với nhiều vòng đồng tâm và những chấm đen nhỏ li ti, chính là những ổ nấm. Càng nhiều vết bệnh thì chúng sẽ liên kết lại với nhau từng mãng lớn làm lá bị cháy và rụng, ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của cây.
  • Trên trái: Biểu hiện của bệnh thán thư là những đốm nhỏ tròn màu vàng nhạt trên vỏ, khiến vỏ lõm vào trong, ở giữa là những chấm đen nhỏ ổ bệnh. Nếu độ ẩm cao vết bệnh càng lan rộng và chảy nhựa khiến quả bị thối, nấm bệnh lây lan rộng hơn.

Biện pháp phòng và trị bệnh thán thư 

Biện pháp phòng bệnh

Thiết lập vườn trồng với mật độ và khoảng cách phù hơp, thường xuyên cắt tỉa cành tạo độ thông thoáng để giảm thiểu sự tăng trưởng của nấm bệnh. Bón phân đầy đủ để cung cấp chất dinh dưỡng bổ sung cho cây. Kết hợp sản phẩm hữu cơ Nano Đồng với Phytopin Gold để diệt trừ sâu bệnh hiệu quả.

Biện pháp trị bệnh

Khi vườn cây có múi xuất hiện bệnh thán thư, bà con không nên tưới nước để tránh bệnh lây lan. Ngay khi phát hiện mầm bệnh cần cắt ngay những cành hoặc trái bị bệnh, đem ra khỏi vườn trồng và thiêu hủy an toàn.

Sử dụng vi khuẩn đối kháng Pseudomonas fluorescens hoặc Bacillus để phòng trừ bệnh. Những chế phẩm sinh học chiết xuất từ các loại cây như sả hoa hồng–palmorosa , cây Azadirachia indica và Thạch xương bồ – sweet flag có khả năng trừ bệnh thán thư.

Tham khảo thêm: KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CHANH KHÔNG HẠT QUẢ QUANH NĂM

BỆNH GHẺ NHÁM TRÊN TRÁI CÓ MÚI

Tác nhân gây bệnh ghẻ nhám 

Bệnh ghẻ nhám do nấm Elsinoe fawcetti gây ra. Bệnh thường tấn công trên các chồi non, bệnh thường phổ biến trong vườn ươm ở mỗi đợt cây ra chồi non làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây cũng như giá trị thương phẩm của quả.

Khi bệnh tấn công, vết bệnh sẽ nổi lên do mô phát triển không bình thường gây ra bởi tác động của một số hóa học của nấm ký sinh tiết ra, còn mô hóa bần là phản ứng tự vệ của ký chủ chống lại nấm ký sinh

bệnh ghẻ nhám gây hại quýtTriệu chứng của bệnh ghẻ nhám trên cây cam quýt

Biểu hiện của bệnh ghẻ nhám 

  • Trên lá: Vết bệnh đầu tiên là những chấm nhỏ mất màu, trong mờ và nhô ra ở mặt dưới lá, sau đó dần biến thành những mụn nhỏ như mụn ghẻ màu nâu, lá bệnh bị cong ngược về một phía, vặn vẹo và biến dạng, nếu bị nặng lá cây sẽ vàng và rụng sớm.
  • Trên trái: Bệnh ghẻ nhám, ghẻ sẹo gây hại trên trái làm vỏ trái nổi nhiều gai sần sùi màu nâu xám, rời rạc hoặc nối lại thành mảng lớn bất dạng khác với vỏ trái bị nhện hại thì không nổi gai. Nếu bệnh nặng sẽ gây lở loét trên vỏ của các loại cây ăn quả.
  • Trên cành: Vết bệnh trên cành cũng nhô lên như trên lá, cành trở nên sần sùi, xuất hiện vẩy màu vàng, bệnh có thể khiến cành khô và chết.

Biện pháp phòng trừ bệnh ghẻ nhám

Thường xuyên kiểm tra vườn trồng để phát hiện bệnh sớm nhất có thể, kết hợp tỉa cành tạo tán giúp vườn trồng thông thoáng hạn chế mầm bệnh ẩn náo gây hại. Vườn trồng nên được đắp mô và chế độ thoát nước tốt, tránh ngập úng. Khi ghẻ nhám tấn công vườn cây có múi, nên hạn chế việc tưới nước để tránh tình trạng lây lan nặng hơn. Bà con nên nhanh chóng tỉa bỏ ngay những bộ phận bị nhiễm bệnh nặng và thiêu hủy an toàn bên ngoài vườn trồng.

Kiểm soát mầm bệnh bằng cách phun thuốc định kỳ mỗi khi mùa mưa, cây ra đọt non bằng các loại thuốc có hoạt chất Azoxystrobin hay hỗn hợp Mandipropamid và Chlorothaloni. Ngoài ra bà con nên bón phân đầy đủ cho vườn để cây khỏe mạnh sinh trưởn phát triển tốt, khả năng chống chịu bệnh hại hiệu quả hơn. Bón phân hữu cơ vi sinh cùng giúp bổ sung lượng lớn vi sinh vật có lợi cho đất, giúp đất tơi xốp và màu mỡ hơn.

Đọc thêm: CHĂM SÓC CÂY CÓ MÚI MÙA MƯA – NHỮNG KỸ THUẬT NGĂN CHẶN RỦI RO

BỆNH NỨT THÂN XÌ MỦ, THỐI TRÁI CÓ MÚI

Tác nhân gây bệnh xì mủ, thối trái 

Bệnh do nấm Phytophthora sp gây ra, nấm Phytophthora trong đất thông qua việc nhiễm trên bộ rễ mềm, khi gặp điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao những nang bào tử sẽ phóng thích bào tử động có hai roi, bào tử này thường bị hấp dẫn bởi những chất tiết ra từ những rễ non. Chúng nhiễm vào chóp rễ, nhiễm dần vào vỏ rễ và từ từ lây nhiễm toàn bộ. Nấm Phytophthora phát triển mạnh trong khoảng nhiệt độ từ 16 đến 320C, ẩm độ không khí từ 80-95%. Ở nhiệt độ dưới 100C hay trên 350C nấm bệnh sẽ không phát triển được.

các tác nhân gây bệnh

Bệnh nứt thân xì mủ

Điều kiện phát triển mầm bệnh xì mủ, thối trái 

Bệnh xì mủ thối trái sinh trưởng mạnh trong điều kiện thời tiết nóng và mưa nhiều, vườn cây rậm rạp nhất là chùm quả khuất trong tán lá, nơi có vết cắn phá của côn trùng trên quả cũng khiến nấm bệnh dễ dàng xâm nhập và phát triển.

Nấm Phytophthora thường lưu tồn trong đất dưới dạng bào tử vách dầy, chúng có khả năng thích ứng và tồn tại trong điều kiện môi trường không thuận lợi. Ngoài ra sợi nấm và bào tử còn lưu tồn trong các vết bệnh trên thân, cành, lá, trái bị bệnh và các xác bả thực vật, từ đây nấm dễ dàng phát tán khi gặp điều kiện thuận lợi.

Bệnh gây hại nặng vào mùa mưa, đặc biệt là những vườn canh tác lâu năm, thường xuyên bị ngập úng, điều kiện vệ sinh vườn kém, mật độ trồng dày ít được bón phân hữu cơ. Từ nguồn bệnh ban đầu khi gặp điều kiện thời tiết thuận lợi thì bào tử vách dày có khả năng sinh sản động bào tử và chúng bơi lội trong nước tự do đến vị trí rễ và lông hút của cây để gây hại nhờ có hai lông roi. Từ vết bệnh ban đầu các sợi nấm sẽ sinh sản rất nhiều bào tử và lây lan rất nhanh trong điều kiện mưa gió và lũ lụt.

Triệu chứng của bệnh xì mủ, thối trái

  • Trên cổ rễ, trên thân: Khi bệnh tấn công cây có múi vết bệnh sẽ làm cho vỏ của thân cây ở vùng gốc bị úng nước, thối nâu thành những vùng bất dạng, sau đó khô, nứt dọc và chảy mủ, vỏ cây bong ra, phần gỗ nằm bên dưới chỗ bị bệnh bị thối nâu, vết bệnh cứ lan rộng dần ra xung quanh, lan xuống tấn công bộ rễ khiến rễ không thể hút được nước và dinh dưỡng để nuôi cây, dần dần lá vàng và rụng dần, không mọc được lá non, cành chết dần, cây không thể quang hợp trở nên xơ xác, dần dần cây sẽ chết.
  • Trên trái: Bệnh không chỉ tấn công gốc và trễ cây mà còn thối cả những trái ở thấp gần mặt đất, những trái đã trưởng thành và trái nằm trong tán cây. Bệnh sẽ khiến trái mất màu dần từ rốn lên trên, chuyển từ màu úng nước sang màu xám đen, khi độ ẩm cao sẽ xuất hiện lớp tơ màu trắng phủ trên vết bệnh. Trái sẽ rụng khi bệnh tấn công 1/3 đến 1/2 diện tích trái thì trái sẽ rụng.

bệnh ghẻ nhám

Biểu hiện của bệnh thối trái

Biện pháp phòng trị bệnh xì mủ, thối trái 

Biện pháp phòng bệnh 

Khi thiết kế vườn trồng cây có múi, bà con nên trồng cây với mật độ phù hợp, thường xuyên tỉa cành tạo tán và vệ sinh vườn trồng để tạo điều kiện thông thoáng cho vườn trồng, tránh mầm bệnh tích tụ gây hại. Địa hình vườn trồng phải cao, nếu thấp bà cao nên có đê bao để đảm bảo điều kiện thoát nước tốt nhất, tránh tình trạng ngập úng tạo môi trường cho mầm bệnh phát sinh.

Khi trồng cây bà con nên vệ sinh sạch sẽ vùng gốc cây, tránh phủ rơm rạ và cỏ xung quanh gốc đặc biệt không gây ra vết thương vùng rễ và gốc của cây tạo điều kiện cho nấm bệnh tấn công. Ngoài ra bà con nên bón phân đầy đủ cho vườn trồng để cung cấp chất dinh dưỡng giúp cây khỏe mạnh, sinh trưởng và phát triển tốt, tăng khả năng chống chịu với bệnh hại. Bà con nên bón phân hữu cơ bổ sung dưỡng chất cho cây để phục hồi nhanh hơn.

Biện pháp trị bệnh 

Khi cây mới xuất hiện bệnh, bà con có thể dùng thuốc có hoạt chất Phytopin Gold để phun xịt lên cây và tưới gốc để ngăn chặn ngay bệnh.

Đối với những cây đã xuất hiện vết thối ở vỏ, thân hoặc gốc bà con nên nhanh chóng dùng dao cạo sạch vết bệnh rồi quét lên dung dịch thuốc chứa Metalaxyl hoặc sử dụng những loại thuốc như Ridozeb 72WP, Mancozeb 80WP, Gekko 20SC, Ridozeb 72WP… với tần suất từ 7-10 ngày/lần. Kết hợp với bón phân hữu cơ cân đối để tăng sức chống chịu kháng sâu bệnh của cây trồng.

Lưu ý: Khi sử dụng phân hữu cơ để bón cho vườn trồng, bà con nên thay dần thói quen sử dụng phân chuồng tươi, do phân chưa được ủ hoai thường chứa nhiều vi sinh vật gây hại, khi bón vào sẽ khiến đất bị nhiễm độc và thoái hóa, cây dễ mang mầm bệnh. Thay vào đó bà con nên sử dụng phân hữu cơ vi sinh như dòng phân với 90% phân gà nguyên chất, nhãn hiệu uy tín, nguồn gốc rõ ràng để bổ sung dinh dưỡng cho cây, vừa không gây mùi hôi thối vừa đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường.

Qua bài viết trên Bio Sacotec đã tổng hợp đầy đủ về một số bệnh hại trên cây ăn quả có múi và cách phòng chống hiệu quả. Hi vọng bà con đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm bổ ích cho bản thân trong quá trình chăm sóc và phòng ngừa sâu bệnh hại đúng quy trình. Nếu có thắc mắc hay cần tư vấn về chế phẩm sinh học chữa trị bệnh hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua thông tin bên dưới nhé! Hãy thêm những nội dung này vào cẩm nang trồng cây nhà mình để nhận biết được cụ thể từng loại bệnh nha. Chúc bà con có một vườn cây ăn trái xanh tốt và đạt chất lượng cao.

Mọi chi tiết xin liên hệ:

map biosacotec
PHÂN BÓN HỮU CƠ BIOSACOTEC
Thuộc sở hữu của Công ty CPĐT CÔNG NGHỆ SẠCH SACOTEC, chúng tôi sẽ trả lời bất kỳ thắc mắc cũng như phàn nàn của khách hàng về sản phẩm - dịch vụ mà chúng tôi cung cấp.
HỒ CHÍ MINH

💻Website: biosacotec.com
☎️Điện thoại: 0379 399 843 - 0888 450 606
🌎Địa chỉ: 52A đường Hùng Vương, tổ 08 khu phố La Vân, T.T Ngãi Giao, H. Châu Đức, Bà Rịa Vũng Tàu

0379 399 843
2/5 - (2 bình chọn)
author-avatar

About Mạnh Quân

Xin chào tôi là Mạnh Quân giám đốc Sacotec , chúng tôi đang tập trung vào mảng chăn nuôi, trồng trọt theo hướng hữu cơ sinh học, xu hướng phát triển tất yếu hiện nay. Đi kèm đó là việc phân phối cực kỳ đa dạng các sản phẩm hữu cơ trong và ngoài nước với giá tốt nhất như phân tảo bón lá, phân gà vi sinh, phân đạm cá, chế phẩm sinh học...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *