Chăm Sóc Cây Ăn Trái

KỸ THUẬT BÓN PHÂN CHO CÂY THANH LONG – ĐÂU LÀ QUY TRÌNH HIỆU QUẢ?

bón phân cho cây thanh long
Cây thanh long – dễ trồng nhưng khó chăm sóc, chất lượng thành phẩm thu được phụ thuộc nhiều vào phân bón. Để phát triển cây thanh long bền vững, cho năng suất và chất lượng cao thì bà con nên nắm vững kỹ thuật bón phân cho cây thanh long theo từng giai đoạn phát triển của cây.
bón phân cho cây thanh long

TỔNG QUAN VỀ CÁC GIAI ĐOẠN BÓN PHÂN CHO CÂY THANH LONG 

Vào thời kỳ kiến thiết cơ bản, thân cành cũng như bộ rễ của cây thanh long rất cần dinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển. Ở thời kỳ này, việc bón lót phân chuồng hoặc bón lót phân hữu cơ vi sinh là rất cần thiết, vừa cung cấp chất dinh dưỡng vừa giúp đất tơi xốp, tăng cường hoạt động của hệ vi sinh vật có ích trong đất. Hiện nay, phân gà vi sinh (phân gà đã qua xử lý bằng cách lên men với vi sinh) đang được rất nhiều bà con cân nhắc sử dụng vì hiệu quả hơn phân gà tươi và không nặng mùi, gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, bón lót cần cung cấp cả phân hữu cơ và vô cơ, tỉ lệ NPK cần đối để rễ phát triển tốt, giúp cây khỏe mạnh.
Khi bước vào thời kỳ kinh doanhnhu cầu dinh dưỡng của cây thanh long khá cao. Cây bị áp lựa vừa phải sinh trưởng vừa phải ra hoa và nuôi trái, do đó kỹ thuật bón phân cho cây thanh long ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng thu được. Ngoài nguồn dinh dưỡng được cung cấp từ nguồn phân hữu cơ/ phân hữu cơ vi sinh bón hàng năm, cần chú trọng vào lượng phân vô cơ và tỉ lệ cân đối giữa các thành phần NPK tùy thuộc vào giai đoạn bón.
TỔNG QUAN VỀ CÁC GIAI ĐOẠN BÓN PHÂN CHO CÂY THANH LONG

GIAI ĐOẠN KIẾN THIẾT CƠ BẢN

Năm 1
  • Bón lót phân hữu cơ trước khi trồng và khoảng 6 tháng sau khi trồng. Mỗi trụ bón khoảng 10-15kg phân chuồng hoai mục + 0,5 kg supe lân/lân Văn Điển hoặc thay thế phân chuồng bằng 1-2kg phân hữu cơ vi sinh.
  • Sau đó mỗi tháng bón 1 lần phân hóa học với liều lượng 50-80g urea + 100-150 g NPK/trụ. Dùng rơm tủ lên gốc và tưới nước cho phân tan.
Năm 2
  • Bón phân hữu cơ 2 lần vào đầu và cuối mùa mưa. Bón 15-20kg phân chuồng hoai mục mục + 0,5kg supe lân/lân Văn Điển hoặc thay thế phân chuồng bằng hoặc 3-4kg phân hữu cơ vi sinh mỗi trụ.
  • Mỗi tháng bón định kỳ phân hóa học với liều lượng 80-100g urea + 150-200g NPK/trụ.
GIAI ĐOẠN KIẾN THIẾT CƠ BẢN

GIAI ĐOẠN KINH DOANH

Bón phân hữu cơ 2 lần vào đầu và cuối mùa mưa, mỗi trụ bón từ 20-30kg phân chuồng hoai mục + 0,5kg Supe lân/lân Văn Điển. Có thể thay thế phân chuồng bằng phân hữu cơ vi sinh, mỗi trụ bón 3-5kg.
Bón phân hóa học cho cây thanh long được chia ra bón nhiều lần, vào các giai đoạn trước ra hoa, giai đoạn nuôi nụ và giai đoạn nuôi trái:
Lần 1 Bón 400-500g phân NPK 8-16-16 + TE mỗi trụ, có thể bổ sung phân bón lá như NPK 10-60-10 + TE.
Lần 2 Bón 400-500g phân NPK 18-6-12 + TE hoặc 300 – 500g phân NPK 22-10-24 + TE mỗi trụ, bổ sung thêm phân bón lá NPK 30-10-10, phun định kỳ 7-10 ngày/lần.
Lần 3 Bón cách lần 2 khoảng 40 ngày, liều lượng 300 – 400g NPK 24-10-20 + TE hoặc 400 – 500g NPK 18-6-12 + TE mỗi trụ, kết hợp phun phân bón lá Canxi-Bo.
GIAI ĐOẠN KINH DOANH

NHỮNG LƯU Ý QUAN TRỌNG TRONG KỸ THUẬT BÓN PHÂN CHO CÂY THANH LONG

Cách bón phân cho cây thanh long:

Xới nhẹ đất chung quanh gốc cây, rải đều khắp tán cây rồi lấp phân vào trong đất. Sau đó dùng rơm rạ hay cỏ khô phủ lên trên để giữ ẩm.
Chất lượng phân bón:
  • Phân vô cơ: Phân vô cơ gồm các loại như phân NPK (phân đạm, phân lân, phân kali), phân phức hợp, phân hỗn hợp và phân vi lượng. Phân vô cơ sử dụng đúng liều lượng sẽ thúc đẩy nhanh chóng quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình ra hoa, kết quả. Tuy nhiên nếu bà con lạm dụng phân vô cơ, sẽ gây ra rất nhiều hậu quả không chỉ đối với cây trồng như tổn thương các cơ quan hấp thu dinh dưỡng, gia tăng độ mẫn cảm với các loại sâu bệnh, gây ảnh hưởng trên diện rộng mà còn tiêu diệt hết các vi sinh vật trong đất, mất cân bằng pH, phá vỡ cấu trúc đất. Nguy hiểm hơn, tồn dư chất hoá học trong các loại cây ăn trái, cây rau màu sẽ gây ra vô số bệnh tật nguy hiểm ở người tiêu dùng.
  • Phân hữu cơ: Ai cũng biết, phân gà có thể coi là ‘thức ăn’ không thể thiếu của cây thanh long. Nhưng bón phân gà tươi cho cây thanh long luôn là một sự khó khăn đáng kể đối với bà con. Tình trạng sử dụng phân chuồng tươi chưa qua xử lý, nhất là phân gà tươi gây hại nghiêm trọng đến môi trường sống và sức khoẻ người dân hiện nay đã được cải thiện đáng kể do chính sách tuyên truyền, giáo dục của các cơ quan ban ngành liên quan. Hoà cùng xu hướng nông nghiệp sạch bền vững, chúng tôi đã cho ra đời dòng phân hữu cơ vi sinh mang thương hiệu Gà Cồ Đỏ với 90% là phân gà nguyên chất với mong muốn hỗ trợ bà con tốt nhất trong quá trình bón phân cho cây thanh long, thay thế hoàn toàn phân gà tươi vốn quá nhiều nguy hại tiềm ẩn.
Ngoài ra, bà con có thể tham khảo thêm các dòng phân bón hữu cơ sinh học dạng nước như Eco-Nutrients: Eco-Hydro Fish (Thuỷ phân cá, dưỡng chất cho đất và rễ), Eco Hydro Shrimp (Thuỷ phân tôm, dưỡng cành và trái), Eco-Nereo Kelp (Sản xuất từ Tảo Bẹ, dưỡng lá) …

BỘ SẢN PHẨM ECO NUTRIENTS

Qua bài viết trên, BioSacotec đã cung cấp đầy đủ chi tiết về KỸ THUẬT BÓN PHÂN CHO CÂY THANH LONG đạt hiệu quả, mong bà con nông dân sẽ áp dụng cụ thể và chính xác để đạt được hiệu quả kinh tế cao!
map biosacotec
PHÂN BÓN HỮU CƠ BIOSACOTEC
Thuộc sở hữu của Công ty CPĐT CÔNG NGHỆ SẠCH SACOTEC, chúng tôi sẽ trả lời bất kỳ thắc mắc cũng như phàn nàn của khách hàng về sản phẩm - dịch vụ mà chúng tôi cung cấp.
HỒ CHÍ MINH

💻Website: biosacotec.com
☎️Điện thoại: 0379 399 843 - 0888 450 606
🌎Địa chỉ: 52A đường Hùng Vương, tổ 08 khu phố La Vân, T.T Ngãi Giao, H. Châu Đức, Bà Rịa Vũng Tàu

0379 399 843
Rate this post
author-avatar

About Mạnh Quân

Xin chào tôi là Mạnh Quân giám đốc Sacotec , chúng tôi đang tập trung vào mảng chăn nuôi, trồng trọt theo hướng hữu cơ sinh học, xu hướng phát triển tất yếu hiện nay. Đi kèm đó là việc phân phối cực kỳ đa dạng các sản phẩm hữu cơ trong và ngoài nước với giá tốt nhất như phân tảo bón lá, phân gà vi sinh, phân đạm cá, chế phẩm sinh học...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *