Chăm Sóc Cây Ăn Trái, Chăm Sóc Cây Trồng

KỸ THUẬT CHĂM SÓC SẦU RIÊNG GIAI ĐOẠN NUÔI TRÁI MANG LẠI GIÁ TRỊ CAO

kỹ thuật chăm sóc sầu riêng

Cây sầu riêng là loại cây ăn trái mang lại giá trị kinh tế cao cho nhà vườn. Để cây đạt năng suất tốt yêu cầu bà con phải tiến hành đúng quy trình trồng và chăm dưỡng hợp lý từ thời kì ra trái non đến lúc thu hoạch. Ngoài ra, chăm sóc sầu riêng giai đoạn nuôi trái cực kỳ quan trọng gắn liền chất lượng sầu riêng. Tuy nhiên, nhiều bà con chưa nắm được phương pháp bón phân, chăm dưỡng sầu riêng hợp lý. Vì vậy, Biosacotec xin bật mí cho bà con kỹ thuật chăm cây đạt chất lượng cao khi thu hoạch.

cách trồng sầu riêng bằng hạt

Quy trình chăm dưỡng, bón phân quyết định rất lớn đến chất lượng của sầu riêng

Xem thêm bài: CÁCH CHĂM CÂY SẦU RIÊNG CON MỚI TRỒNG – NHỮNG KỸ THUẬT KHÔNG THỂ KHÔNG BIẾT 

CÁC CÁCH CHĂM SÓC CHO CÂY SẦU RIÊNG GIAI ĐOẠN NUÔI TRÁI

TƯỚI NƯỚC CHO SẦU RIÊNG

  • Thông thường nhiều nhà vườn sẽ không cung cấp nước cho cây trong thời kì xổ nhụy. Nhưng thời gian cây xổ nhụy thường kéo dài khoảng 7-10 ngày, nếu không cung cấp nước trong suốt thời gian dài như vậy, đặc biệt là mùa nắng nóng, có thể làm cây thiếu nước dẫn đến suy cây và rụng trái.
  • Trường hợp, lúc cây đang thiếu nước nhưng không may gặp những cơn mưa trái mùa đột ngột cây sẽ rất dễ bị sốc nước và gây rụng.

 

Kỹ thuật tưới nước cho cây sầu riêng giai đoạn nuôi trái

                                       Kỹ thuật tưới nước cho cây sầu riêng nuôi trái đạt năng suất cao

  • Do đó, vào lúc cây xổ nhụy bà con vẫn nên duy trì bổ sung nước theo hình thức giữ ẩm bề mặt (tức là chỉ tưới sương nhẹ trên mặt đất lượng nước khoảng 20-30%). Khi nào xổ nhụy dứt điểm thì tưới nước từ từ lên trở lại từ 10-20% qua mỗi lần tưới.

Lưu ý

  • Một số vùng trong thời gian xổ nhụy hoặc mang bông, mang trái nhưng lại gặp thời tiết nắng nóng làm cho cây sầu riêng mất nước đột ngột, giải pháp là bà con có thể phun tưới lên tán của lá để giải nhiệt, phương pháp này vô cùng hiệu quả đấy nhé!
  • Nên tưới vào buổi sáng (trước 10 giờ sáng), buổi chiều (từ 4 giờ – 6 giờ), tránh buổi trưa nắng gắt sẽ càng làm cho cây bị sốc nhiệt.
  • Thời kì cây mang bông, trái non sẽ rất nhạy cảm, do đó nguồn nước sử dụng để tưới phải đúng tiêu chuẩn đảm bảo không nhiễm phèn hay nhiễm mặn tránh ảnh hưởng đến cây

CUNG CẤP PHÂN BÓN

  • Nhiều nhà vườn khi cây xổ nhụy xong thì không dám bón phân lại vì sợ cây sẽ ra đọt gây rụng trái. Họ sử dụng phương pháp siết nước trong suốt thời kì ra trái non và không bón thêm phân. Kết quả dẫn đến sầu riêng suy yếu, thiếu dinh dưỡng và trái vẫn bị rụng.

Chăm sóc sầu riêng giai đoạn nuôi trái

Bà con cần trang bị đầy đủ kiến thức để chăm dưỡng tốt nhất cho cây sầu riêng trong vườn

  • Nếu bà con nào làm đúng quy trình thì trước khi xổ nhụy cây đã cho ra 1 lần đọt (lá đã già trước khi xổ nhụy) thì sau đó ít nhất từ 1 – 1,5 tháng cây mới đi đọt lại, lúc này trái đã qua giai đoạn rụng sinh lý hoặc trường hợp có rụng thì chỉ rụng một vài trái và hoàn toàn có thể kiểm soát được.

Phương pháp bón phân cho cây

  • Phân vô cơ NPK: Sử dụng phân bón sau khi xổ nhụy dứt điểm 7 ngày và định kỳ 7-10 ngày/lần theo nguyên tắc chia làm nhiều lần bón.
  • Thời điểm trái nhỏ (trước 45 – 60 ngày tùy giống) nên bón công thức phân NPK ba số bằng nhau để bổ sung dinh dưỡng cân đối.
  • Thời điểm trái lớn (sau 45 – 60 ngày tùy giống) chuyển sang bón theo công thức NPK có hàm lượng Kali cao hơn và Kali thuộc dạng Kali trắng (K2SO4).
Bón phân cho sầu riêng

                                                                   Bón phân đối với cây sầu riêng

 

  • Phân hữu cơ vi sinh

  • Thời điểm bón: Nên bón phân hữu cơ lại cho cây sau khi cây xổ nhụy dứt điểm khoảng 1 tháng (giống Ri6) và 1.5 tháng (giống Moongthong)
  • Loại phân bón: Có 2 loại là phân chuồng ủ hoai và phân hữu cơ vi sinh (Gà Cố Tím). Tuy nhiên, trong giai đoạn này nên ưu tiên nên dùng phân hữu cơ vi sinh sẽ phát huy tác dụng nhanh hơn có thể kết hợp thêm vi lượng như Bocatic (Vi Sinh Khoáng). Phân chuồng ủ hoai mục sẽ không thích hợp trong giai đoạn này vì đây là loại phân ăn lâu dài, thời gian cây hấp thụ lâu.

>> Xem thêm bài: BÓN PHÂN CHO CÂY SẦU RIÊNG – NHỮNG THỜI ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP KHÔNG THỂ BỎ QUA 

Phun qua lá

Để giúp trái non hạn chế rụng, trái xanh gai, to tròn, tránh nứt gai, nứt cuống thì bà con có thể phun phối trộn các hoạt chất trung vi lượng và phân bón lá để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cây sầu riêng.

  • Thời điểm: Sau khi cây xổ nhụy xong tầm 3-4 ngày thì bà con có thể phun và định kỳ 10-15 ngày/lần
  • Các loại nên sử dụng: Trung vi lượng Canxi, Bo, Mg, Cu, Fe, Zn, hoặc Bo-Kẽm (SCT 16)
  • Cách sử dụng: Phun toàn cây nhưng phun chủ yếu ở mặt dưới lá và trái

BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ NẤM BỆNH HẠI

Trong suốt quá trình mang trái, cây dồn hết dinh dưỡng để nuôi trái nên sẽ khá suy yếu, sức đề kháng kém, dễ bị các loại bệnh hại tấn công ảnh hưởng đến khả năng ra hoa, tạo quả của sầu riêng trong quá trình sinh trưởng.

  • Các loại sâu thường gặp: Xén tóc đục thân, mọc đục cành, sâu tấn công trái, rệp sáp, bọ cánh cứng…., ngoài ra, vào mùa nắng nóng cần đặc biệt quan tâm phòng ngừa nhện. Nếu khi mới thấy sâu hại tấn công nên dùng SCT 10, SCT 08,… có thể kết hợp bám dính phun trực tiếp lên cây trồng. Tốt nhất nên phun vào sáng sớm hoặc chiều mát. Phun nhiều lần tùy theo tình trạng và cách nhau 5-7 ngày.
  • Về bệnh hại đáng chú ý như: Bệnh cháy lá, xì mủ (thân, cành, gốc), nấm gây thối trái. Phòng ngừa trước mỗi giai đoạn như Phytopin Gold, SCT 03,… phun trực tiếp trên thân, cành, lá và trái của cây trồng định kỳ khoảng 10 ngày/ lần.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho cây bà con cần cân nhắc lựa chọn công ty bán sản phẩm chính hãng có uy tín trên thị trường.

>> Xem thêm bài: CÁC LOẠI BỆNH TRÊN CÂY SẦU RIÊNG 

TỈA TRÁI NHƯ THẾ NÀO ĐỂ ĐẠT HIỆU QUẢ CAO?

Thực tế nhà vườn khi thấy cây mạng trái nhiều thì rất thích, trái đậu bao nhiêu thì để bấy nhiêu, nhưng không xem lại cây có đủ sức nuôi hay không, dẫn đến trái nhỏ, ốm thiếu dinh dưỡng, vàng gai và dễ rụng năng suất kém.

  • Thời điểm: Sau khi đậu trái khoảng 15-20 ngày thì có thể bắt đầu tỉa
Kỹ thuật tỉa trái sầu riêng

                                                                Kỹ thuật tỉa trái sầu riêng

  • Cách tỉa : Tỉa từ từ, chia ra làm 3 lần tỉa, mỗi lần cách nhau 7-10 ngày
  • Ưu tiên tỉa hoàn toàn các bông ra sau (không cùng cổ bông) vì các bông này sẽ hút dinh dưỡng rất mạnh có thể làm rụng trái non. Trường hợp cây chưa đủ trái thì bạn vẫn có thể để đợt bông sau nhưng với điều kiện cây phải khỏe, đủ lực.
  • Tỉa trái trên cành
  • Tỉa trái trong chùm

Tùy thuộc vào sức của từng cây và độ to của từng cành mà chừa số lượng phù hợp sao cho đủ sức của cành và của cây nuôi.

Mong những kiến thức, kinh nghiệm về cách chăm dưỡng sầu riêng mà Biosacotec chia sẻ trên sẽ giúp ích được cho bà con nông dân. Nếu bà con còn thắc mắc hay cần tư vấn hãy liên hệ ngay với Biosacotec theo thông tin bên dưới để được hỗ trợ. Cuối cùng, cảm ơn bà con đã theo dõi bài viết, xin kính chúc quý bà con sức khỏe và có một mùa thu hoạch lớn.

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

map biosacotec
PHÂN BÓN HỮU CƠ BIOSACOTEC
Thuộc sở hữu của Công ty CPĐT CÔNG NGHỆ SẠCH SACOTEC, chúng tôi sẽ trả lời bất kỳ thắc mắc cũng như phàn nàn của khách hàng về sản phẩm - dịch vụ mà chúng tôi cung cấp.
HỒ CHÍ MINH

💻Website: biosacotec.com
☎️Điện thoại: 0379 399 843 - 0888 450 606
🌎Địa chỉ: 52A đường Hùng Vương, tổ 08 khu phố La Vân, T.T Ngãi Giao, H. Châu Đức, Bà Rịa Vũng Tàu

0379 399 843
Rate this post
author-avatar

About Mạnh Quân

Hoà cùng xu hướng phát triển tương lai, với khát vọng ứng dụng công nghệ sinh học vào ngành nông nghiệp, công ty đã được thành lập để tập trung vào việc cung cấp các dịch vụ, sản phẩm nông nghiệp an toàn và hiệu quả, vì một nền nông nghiệp sạch và bền vững. “NUÔI CÂY LÀ NUÔI ĐẤT” – BioSacotec đang làm điều đó hằng ngày, để giúp cây trồng phát triển khoẻ mạnh và bền vững. Đó là nhiệm vụ cũng như sứ mệnh của chúng tôi!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *