Chăm Sóc Cây Ăn Trái

NHỮNG BỆNH HẠI PHỔ BIẾN TRÊN CÂY BƯỞI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA MANG LẠI KẾT QUẢ CAO

phòng trừ sâu bệnh trên cây bưởi

Bưởi là loại trái cây giàu hàm lượng vitamin C tốt cho cơ thể nên rất được ưa chuộng trên thị trường. Vậy nên giá trị kinh tế mà bưởi mang lại khá cao nên nhiều bà con lựa chọn trồng để làm thu nhập chính trong gia đình. Tuy nhiên, bưởi cũng thường xuyên bị nấm bệnh tấn công gây ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của quả. Vậy đâu là bệnh hại thường gặp trên cây bưởi? Các phòng trị như thế nào là đúng kỹ thuật? Cùng Bio Sacotec tìm hiểu qua nội dung bên dưới ngay nhé!

Sản phẩm SCT Blom giúp đánh thức mầm hoa, bưởi ra hoa đồng loạt

Quả bưởi được chăm sóc kỹ sẽ sáng bóng và phát triển nhanh

Xem thêm: KỸ THUẬT TRỒNG BƯỞI DA XANH ĐEM LẠI KẾT QUẢ CAO VÀO THỜI ĐIỂM THU HOẠCH

Bệnh Tristeza gây hại trên cây bưởi

Triệu chứng:

Bệnh Tristeza do virus làm hỏng mạch dẫn nhựa từ trong thân cây xuống rễ gây nên hiện tượng rụng lá, chết đọt và bộ rễ bị thoái hóa trầm trọng. Bệnh thường lây lan qua các mắt ghép của cây bưởi, vì vậy sau mỗi lần cắt ghép bà con phải đăc biệt chú ý vệ sinh thật kỹ để ngăn ngừa triệt để nấm.

Bên cạnh đó, các loài rầy mềm như: rầy mềm nâu (Toxoptera citricidus), rầy mềm đen ( Toxoptera aurantii) hoặc rầy mềm trên bông (Aphis gossipii), rệp sáp cũng là tác nhân gây nên bệnh. Chúng hút chích nhựa cây sau đó lan truyền bệnh sang các vùng khỏe mạnh khác trên bưởi.

Biện pháp phòng trị:

Để phòng hiệu quả các loại nấm bệnh, bà con phải chọn giống chất lượng trước khi tiến hành gieo trồng. Ngoài ra, bà con nên thăm vườn thường xuyên để phát hiện kịp thời. Sử dụng chế phẩm sinh học SCT 08 trong quá trình phát triển để phòng trừ chúng tăng trưởng và phát tán mầm bệnh lên toàn bộ cây. Phun thuốc lặp lại từ 2 – 3 lần để phát huy hết công dụng của sản phẩm.

Bệnh Tristeza gây hại trên toàn bộ cây bưởi

Biểu hiện của bệnh vàng lá Tristeza trên cây bưởi

Bệnh vàng lá Greening:

Tác nhân:

Do vi khuẩn Liberobacter asiaticus, rầy chổng cánh (Diaphorina citri) làm môi giới truyền bệnh.

Triệu chứng:

Triệu chứng điển hình là lá bị vàng lốm đốm nhưng gân vẫn còn xanh. Ngoài ra, gân lá bị sưng rồi trở nên cứng và uốn cong ra ngoài, lá phía trên ngọn nhỏ và hẹp biểu hiện triệu chứng thiếu kẽm. Cây thường cho bông và trái nghịch mùa nhưng dễ rụng, trái nhỏ, méo mó và có nhiều hạt lép đen.

Cây bị bệnh hệ thống rễ cũng bị thối nhiều. Đó là triệu chứng thường gặp của cây bị thiếu kẽm, thiếu Mangan và thiếu Magesium.

Phòng trị:

  • Không trồng giống có nguồn gốc từ những vườn cây có triệu chứng bệnh, hoặc giống không rõ xuất xứ.
  • Khi vườn bưởi xuất hiện mầm bệnh đem đi tiêu hủy ngay tránh lây lan sang các cây khỏe khác.
  • Khử trùng sau mỗi lần sử dụng các dụng cụ cắt tỉa.
  • Trồng giống sạch bệnh và nên cách ly với vùng nhiễm bệnh, vườn trồng phải có cây chắn gió để hạn chế rầy chổng cánh di chuyển từ nơi khác tới.

Bệnh vàng lá Greening tác động trực tiếp trên cây bưởi

Chọn giống sạch, khỏe không có mầm bệnh để hạn chế tác nhân gây bệnh vàng lá Greening

Bệnh Vàng lá thối rễ:

Tác nhân:

Do nấm Fusarium solani tấn công vào rễ non và làm thối rễ gây nên.

Triệu chứng:

Bệnh thường gây hại nặng trong mùa mưa lũ hoặc sau khi tưới nước ra hoa (khi trái đã lớn). Cây bị bệnh lá vẫn bình thường, nhưng gân lá có màu vàng trắng, phiến lá ngã màu vàng xanh và sau đó rụng đi. Lúc đầu chỉ có một vài nhánh biểu hiện vàng, rụng lá, nhưng sau đó toàn cây sẽ bị rụng lá.

Cây bị bệnh cho nhiều chồi ngắn, lá nhỏ, nhiều hoa, trái, trái chua và cuối cùng cây chết hẵn. Đào rễ lên thấy phía cành rụng lá rễ bị thối, vỏ rễ tuột khỏi phần gỗ, gỗ bị sọc nâu lan dần vào rễ lớn. Bệnh nặng tất cả rễ bị thối và cây chết.

Phòng trị:

  • Trồng nơi đất cao, có hệ thống thoát nước để vườn thông thoáng.
  • Sau khi dọn sach phần rễ bị bệnh, bà con dùng thuốc Eco – Killer tưới đều quanh gốc, sau 3-5 ngày tưới lại để tiêu diệt nấm bệnh với liều lượng 500g/200-300 lít nước. Tiếp đó dùng Trichoderma (Tricho 11, Trichotec,… ) liều lượng 20g/gốc rải hoặc hòa tan nước để tưới quanh gốc nhằm hồi phục bộ rễ trở lại. Sau khi thấy cây có dấu hiệu hồi phục, sử dụng sản phẩm Bio Roso pha với nước tưới thẳng vào gốc để kích thích ra rễ giúp cây hồi phục nhanh hơn.

Bệnh vàng lá thối rễ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng và năng suất cây bưởi

Bệnh vàng lá thối rễ ảnh hưởng lớn đến chất lượng quả vào thời điểm thu hoạch

Bệnh Thối gốc chảy nhựa:

Tác nhân:

Nguyên nhân chính gây nên bệnh là do nấm Phytopthora nicotianae. Mùa mưa là thời gian nấm sinh trưởng mạnh trong điều kiện độ ẩm không khí cao, độ pH đất thấp thích hợp cho nấm phát triển và gây hại.

Triệu chứng:

Ở phần gốc có những vết nhũn nước, nhựa chảy ra, lúc đầu có màu vàng, sau đó khô cứng lại có màu nâu. Vết bệnh sau cùng khô và nứt, ngay vết bệnh vỏ trong bong ra. Bệnh có thể phát triển nhanh vòng quanh thân hoặc rễ chính làm lá bị vàng, nhất là gân lá, kế đó lá rụng, bệnh nặng lá trên cành rụng gần hết, cành khô chết.

Phòng trị:

Thường xuyên kiểm tra vườn để sớm phát hiện bệnh, đặc biệt chú ý ở phần gốc cây. Đây là địa điểm dễ bị nấm tấn công và gây bệnh nhất trên cây bưởi.

Khi phát hiện cây có dấu hiệu bệnh, làm sạch và loại bỏ những lớp vỏ hỏng do nứt thân, xì mủ gây nên trên cây trồng. Tiếp đó dùng 100ml Tinh Chất Đồng kết hợp với 250ml Phytopin Gold hòa tan trong 500ml nước sạch, quét trực tiếp lên vết bệnh 2-3 lần, cách nhau 3-4 ngày/lần.

Bên cạnh đó, bà con nên sử dụng 50ml Tinh Chất Đồng và 250ml Phytopin Gold pha với 100 – 200 lít nước sạch phun phòng ngừa lên các cây xung quanh để tránh mầm bệnh lây lan trên diện rộng.

 

Bệnh chảy mủ trên cây bưởi

Biểu hiện của bệnh thối gốc chảy nhựa khiến chất dưỡng khó dẫn truyền để nuôi cây

Bệnh loét:

Tác nhân:

Do vi khuẩn Xanthomonas campestris là tác nhân chính gây nên bệnh loét quả bưởi.

Triệu chứng:

Bệnh loét thường gây hại trên lá, trái, cành cây. Bệnh lây lan và gây hại nặng trong mùa mưa do độ ẩm không khí cao hoặc trong quá trình tưới cây làm văng nguồn bệnh sang các lá khác, các vườn trồng dày thiếu chăm sóc, nhất là vườn cây con bị bệnh nặng hoặc bón nhiều phân đạm.

Dễ thấy nhất là trên lá và trái, vết bệnh lúc đầu nhỏ sũng nước màu xanh đậm, sau đó lớn dần có màu vàng nhạt, mọc nhô lên mặt lá, bề mặt vết bệnh sần sùi, nhìn kỹ ở giữa có vết lõm xuống, nhiều vết bệnh liên kết lại tạo thành mảng lớn và bất dạng. Bệnh nặng làm rụng lá, chết cành, trái sượng không phát triển hoặc rụng.

Phòng trị:

  • Trước khi gieo trồng, chọn giống tốt không có mầm bệnh.
  • Vườn xuất hiện bệnh phải đem đi tiêu hủy ngay tránh lây lan trong vườn.
  • Vào thời điểm bắt đầu hình thành trái non đến giai đoạn trưởng thành, bà con sử dụng 25 ml SCT 03 pha với 18 – 20 lít nước phun lên toàn bộ trái để phòng trừ nấm bệnh.
  • Những vườn bị bệnh không nên tưới nước lên tán cây vào buổi chiều mát, chỉ tưới vào gốc cây và không tưới thừa nước. Tăng cường bón thêm phân kali cho vườn cây bị bệnh.

Bưởi bị bệnh loét quả làm giảm giá trị kinh tế của người dân

Bà con trồng bưởi lao đao vì bệnh loét ở cây bưởi

Đốm rong (Cephaleuros virescens Kunze):

Tác nhân:

Tảo Cephaleuros virescens Kunze là nguyên nhân chính gây nên bệnh đốm rong trên cây bưởi.

Triệu chứng:

Bệnh thường gây hại trên thân, ít thấy trên trái và lá. Bệnh phát triển mạnh trong thời kỳ mưa dầm, vườn trồng dày, thiếu chăm sóc, vườn cây già. Vết bệnh lúc đầu là những chấm nhỏ màu xanh, sau đó lớn dần có hình tròn hoặc bầu dục, trên vết bệnh có lớp tơ mịn như nhung màu xanh rêu, giữa vết bệnh có màu đỏ gạch. Bệnh nặng lan dần lên các nhánh trên, đôi khi lan lên trái nếu vườn phun nhiều phân bón lá cho cây.

Bệnh đốm rong và bệnh pháp phòng trị

Biểu hiện của bệnh đốm rong gây hại trên lá bưởi

Phòng trị:

  • Đảm bảo tuân thủ đúng mật độ trồng cây, tạo độ thông thoáng cho cây phát triển tốt.
  • Dùng thuốc sinh học hữu cơ tăng cường nấm lợi trong đất, tăng cường sức đề kháng cho cây bưởi. Trộn 1- 2kg Trichotec với phân hữu cơ để bón trực tiếp 1-2 lần/năm. Ngoài ra, có thể pha sản phẩm với nước tưới thẳng vào gốc để loại trừ triệt để nấm bệnh gây hại.

Lưu ý: Nên sử dụng các loại phân bón hữu cơ Gà Cồ Đỏ bổ cung dinh dưỡng cho cây nhất là vào giai đoạn ra hoa, kết trái để quả bưởi to, căng mọng và đạt chất lượng. Bên cạnh đó, bổ sung đầy đủ dưỡng chất còn giúp cây khỏe mạnh và chống chịu được các loại nấm bệnh.

Bà con phải đảm bảo quy trình chăm sóc để cây luôn xanh tốt

Bên cạnh những biện pháp phòng trừ cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây bưởi phát triển vượt bậc

Xem thêm: MỘT SỐ LOẠI SÂU HẠI CÂY BƯỞI THƯỜNG GẶP VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA MANG LẠI HIỆU SUẤT CAO

Qua bài viết trên, Bio Sacotec đã tổng hợp đầy đủ thông tin về các loại bệnh trên cây bưởi. Hi vọng bà con có thể hiểu và áp dụng biện pháp phòng trừ mang lại kết quả cao, gia tặng giá trị sản xuất. Bên cạnh đó, bà con có thể tham khảo các nguồn tài liệu liên quan để đảm bảo cho cây có một sức khỏe tốt. Nếu có câu hỏi hay thắc mắc về bệnh trên cây trồng hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp nhé!

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:

map biosacotec
PHÂN BÓN HỮU CƠ BIOSACOTEC
Thuộc sở hữu của Công ty CPĐT CÔNG NGHỆ SẠCH SACOTEC, chúng tôi sẽ trả lời bất kỳ thắc mắc cũng như phàn nàn của khách hàng về sản phẩm - dịch vụ mà chúng tôi cung cấp.
HỒ CHÍ MINH

💻Website: biosacotec.com
☎️Điện thoại: 0379 399 843 - 0888 450 606
🌎Địa chỉ: 52A đường Hùng Vương, tổ 08 khu phố La Vân, T.T Ngãi Giao, H. Châu Đức, Bà Rịa Vũng Tàu

0379 399 843
Rate this post
author-avatar

About Mạnh Quân

Hoà cùng xu hướng phát triển tương lai, với khát vọng ứng dụng công nghệ sinh học vào ngành nông nghiệp, công ty đã được thành lập để tập trung vào việc cung cấp các dịch vụ, sản phẩm nông nghiệp an toàn và hiệu quả, vì một nền nông nghiệp sạch và bền vững. “NUÔI CÂY LÀ NUÔI ĐẤT” – BioSacotec đang làm điều đó hằng ngày, để giúp cây trồng phát triển khoẻ mạnh và bền vững. Đó là nhiệm vụ cũng như sứ mệnh của chúng tôi!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *