Chăm Sóc Cây Ăn Trái

PHÒNG TRỪ MỘT SỐ SÂU BỆNH HẠI CHÍNH TRÊN CÂY BƠ

Sâu bệnh trên cây bơ

Bọ xít muỗi (Helopeltis spp)

Phân bố và đặc điểm hình thái

– Bọ xít muỗi (BXM) xuất hiện hầu hết các vùng trồng cây công nghiệp và cây ăn quả của Việt Nam. Tùy điều kiện thời tiết từng năm mà nó xuất nhiện nhiều hay ít và phá hoại các loại cây trồng như: điều, ca cao, bơ, ổi,… Nhưng nhiều bà con vẫn chưa biết bọ xít muỗi hoặc triệu chứng gây hại của nó nên công tác phòng trị gặp nhiều khó khăn.

– Bọ xít muỗi Helopeltis spp. thuộc bộ cánh nửa Hemiptera, họ Miridae, là loài đa thực.

– Vòng đời bọ xít muỗi từ 14 đến 27 ngày tuỳ điều kiện thời tiết. Con cái dài khoảng 4-5mm, con đực nhỏ hơn con cái. Con cái có thể đẻ 50-100 trứng rải rác hoặc thành cụm trên thân, cuống lá non, hoặc các bộ phận non khác của cây.

– Bọ xít muỗi trưởng thành giống con muỗi lớn có màu xanh, bọ còn non có màu vàng nhạt.

Vong doi BXM 12Bọ xít muỗi trưởng thành

Triệu chứng và tác hại

Bọ xít muỗi chít hút nhựa ở các bộ phận non của cây như chồi non, lá non, cành non, cuốn hoa làm cho các bộ phận này bị thâm đen khi bị nặng nó gây hiện tượng héo khô trông giống như bị nhiễm bệnh làm cho cây cằn cỗi, khó phát triển, làm hư hoa và rụng quả non.

BXM chít quả nhỏ làm cho quả bị khô và rụng, quả lớn bị hại xuất hiện các vết thâm, lâu ngày tạo thành đốm tròn khô màu đen. Khi bị nặng quả dị dạng, vỏ quả chai cứng gây hiện tượng nứt vỏ trong giai đoạn quả lớn nhanh từ đó nấm bệnh rất dễ xâm nhập gây hiện tượng ghẻ quả và thối quả.

New Picture37 Triệu chứng gây hại trên lá

 

bo xit hai boTriệu chứng gây hại trên quả

 

Thời điểm gây hại và điều kiện phát triển

– Bọ xít muỗi xuất hiện hầu hết các mùa trong năm nhưng gây hại mạnh nhất vào mùa mưa. Đặc biệt các giai đoạn cây bơ ra đọt non, ra hoa, đậu quả BXM gây hại rất nhiều từ đó ta sẽ chọn được thời gian để diệt BXM cho phù hợp.

– BXM hoạt động mạnh nhất vào chiều tối và sáng sớm, trời âm u chúng hoạt động cả ngày.

– Chúng phát triển mạnh ở những vườn rậm rạp, ẩm thấp. Mật độ cây trong vườn cao. Xung quanh vườn có nhiều cây ký chủ của BXM.

Phòng trừ

Biện pháp canh tác và sinh học

– Tỉa cành tạo hình cho vườn cây thông thoáng, phát quang bụi rậm xung quanh vườn.

– Khi cây còn nhỏ có thể dùng tay diệt BXM khi mật độ ít.

– Nuôi kiến đen hoặc kiến vàng với số lượng lớn để diệt BXM.

– Dùng các loại thuốc sinh học làm từ hạt bình bác tỏi và rượu để diệt BXM.

– Bao trái bằng các loại bao chuyên dụng, tuyệt đối không bao trái bơ bằng bao nilong vì nó sẽ làm bong vỏ và thối trái.

– Dùng bẫy đèn để dụ và diệt các con trưởng thành.

127913381 206671444241247 8773007288747578019 n     127798954 3442395285873719 8509160069428452455 n

127912838 4738290216242339 4691872162348018513 n

127912838 4738290216242339 4691872162348018513 n 1

127469494 678446506196756 8478039991814031426 n

Biện pháp hóa học

Khi bơ ra đọt non, chuẩn bị nở hoa, đậu quả cần kiểm tra vườn thường xuyên để phát hiện và diệt BXM kịp thời.

– Xác định giai đoạn phun thuốc hiệu quả

+ Từ tuổi 1 – 5 BXM di chuyển rất chậm chạp, đây là thời điểm tốt nhất để phun thuốc.

– Dùng thuốc hóa học trong danh mục cho phép, phun đều lên tán lá chủ yếu ở các bộ phận non của cây và trái khi thấy BMX xuất hiện nên kết hợp với thuốc nấm để phòng bệnh cho vườn cây đặc biệt là quả bơ. Thường mỗi đợt nên phun 2 lần cách nhau 10-12 ngày để diệt hoàn toàn BXM mới nở.

Lưu ý: khi bơ đang nở hoa không được dùng thuốc để diệt BXM mà nên diệt trước hoặc sau khi hoa nở.

5 300x158 1

 

Mọt đục cành Xyleborus morstatti

Phân bố và đặc điểm hình thái

  • Mọt đục cành gây hại hơn 100 loại cây trồng, ở Việt Nam mọt gây hại nhiều trên cà phê, bơ, ca cao…
  • Trứng của mọt rộng khoảng 0,3 mm và dài 0,5 mm. Nó có màu trắng và hình trứng với bề mặt nhẵn 3 – 5 ngày trứng nở.
  • Ấu trùng trưởng thành dài khoảng 2,0 mm. Cơ thể có màu trắng kem với đầu màu nâu nhạt, không có chân. Chiều rộng trung bình của ấu trùng cuối cùng là khoảng 0,36 mm.
  • Mọt trưởng thành là bọ cánh cứng, nhỏ, có màu nâu đến đen sẫm. Con cái có cánh màng, dài 1,4 mm – 1.9 mm. Con đực có màu nâu, nhỏ hơn con cái và chỉ dài 0.8-1.1 mm, không có cánh màng nên không thể bay được. Trên mình có nhiều lông mềm màu hung trông rất rõ qua kính lúp. Con cái đẽ từ 30-50 trứng. Vòng đời của mọt là 31 – 48 ngày.

Triệu chứng và tác hại

  • Mọt đục một lỗ nhỏ hông thân chính và bên dưới các cành tơ. Từ các lỗ nhỏ này nước từ trong chảy ra tạo lớp bọt trắng rất dễ nhận biết. Nhưng khi thấy bọt trắng thì mọt đã làm tổ và phá hoại thân cành bên trong.
  • Mọt đục cành có ổ nấm cộng sinh “mycangia” trong cơ thể (Fusarium euwallaceae, Graphium euwallaceae, Acremonium pembeum). Mọt gieo nấm trong các đường hầm để làm thực phẩm, làm cho đường hầm bị ướt, chuyển màu đen, nấm Fusarium lây lan sang phần mô khỏe, mạch gỗ chuyển màu nâu, đen, lá bị héo và gây chết cành, khô cây.
  • Đối với những cành có đường kính lớn khi bị mọt, cành không bị khô chết nhưng về sau sẽ bị gãy do cành cành lá phát triển hoặc mang quả.

15086610789361 mot dut canh cay bo 2Triệu chứng gây hại của mọt đục cành, đục thân

Thời điểm gây hại và điều kiện phát triển

Mọt xuất hiện trong các tháng mùa khô, bắt đầu phá hại từ tháng 9 – 10, đạt đỉnh cao vào tháng 12 – 1 và giảm dần cho đến mùa mưa năm sau.

Phòng trừ

Biện pháp canh tác

Khi thấy mọt gây hại nặng cần cắt bỏ và tiêu hủy ngay.

Biện pháp hóa học

  • Hiện nay chưa có thuốc đăng ký đặc trị mọt đục cành nhưng có thể sử dụng các loại thuốc có cơ chế tiếp xúc, vị đọc, lưu dẫn và xông hơi để phun khi mọt bất đầu tấn công vườn cây từ tháng 9 tháng 10.
  • Ngoài ra rong quá trình phun thuốc hóa học diệt các loại côn trùng khác trên cà phê và bơ thì phun luôn vào thân và cành bơ để diệt luôn những con mọt chưa kịp tấn công vào cây.

 

Bệnh thối thân chảy mủ, thối rễ do nấm Phytophthora spp

Đây là bệnh quan trọng nhất trên cây bơ không chỉ ở nước ta mà còn trên khắp vùng trồng bơ trên thế giới. Nấm Phytophthora ngoài tấn công trên vỏ thân gây triệu chứng thối vỏ chảy mủ còn gây hại trên lá gây triệu chứng cháy lá, trên rễ gây thối rễ, trên ngọn non gây hiện tượng chết ngọn. Trong đó, triệu chứng thối vỏ chảy nhựa và thối rễ là quan trọng nhất. Ngoài bơ Phythopthora còn có nhiều ký chủ khác như ca cao, hồ tiêu, sầu riêng…

Nguyên nhân

– Do nấm Phytopthora sp gây ra.

– Trồng bơ ở những vùng bị dọng nước, thoát nước kém.

– Khi bơ được giá bà con bón quá nhiều phân hóa học mà không bón phân hữu cơ dẫn đến mất cân bằng và rối loạn dinh dưỡng.

– Vườn cây quá rậm rạp vào mùa mưa.

– Làm đứt qúa nhiều rễ trong mùa mưa dầm.

Triệu chứng và tác hại

  • Ở trên thân

– Vết bệnh mới xuất hiện rất khó nhận biết chỉ khi nào lớp vỏ bị xạm đen và chảy mủ, cạo lớp vỏ thấy phần vỏ bên trong có màu đỏ xám thì chỗ đó đã bị nhiễm bệnh (kiểm tra vườn buổi sáng sớm sẽ dễ phát hiện nhất).

– Khi cây bị quá nhiều vết bệnh liên kết với nhau thì lá ủ rũ và chuyển dần sang màu vàng, việc phòng trừ sẽ tốn kém, vết bệnh lâu lành, cây suy yếu. Nếu không phòng trừ, cây có thể chết.

Lưu ý: vết bệnh thường xuất hiện ở những vùng hay bị ẩm ướt và phần cổ rễ.

  • Ở rễ cây

– Đầu rễ tơ bị thâm đem không phát triển.

– Cây ủ rũ và héo rất nhanh.

– Nếu bệnh nặng và cây đang mang trái nhiều thì cây rất dễ bị chết.

benh loet than o cay boTriệu chứng của bệnh thối thân

15086594495019 benh thoi re tren cay bo 3Bơ con bị thối rễ cần nhổ bỏ và thay thế cây mới

Phòng bệnh

– Trồng cây ở những vùng đất thoát nước tốt.

– Sử dụng cây giống sạch bệnh.

– Chăm sóc cây tốt, khoẻ mạnh để tăng sức đề kháng cho cây

– Mật độ cây trong vườn vừa phải, tránh trồng xen quá dày.

– Tỉa cành tạo tán cho bơ và cả cây trồng xen khác để vườn cây thông thoáng.

– Tỉa và tiêu huỷ các nguồn bệnh, ngăn ngừa lây lan. Bệnh có thể lây lan qua dụng cụ chăm sóc, thu hái…

– Hạn chế gây tổn thương cho cây và rễ khi chăm sóc. Phòng trừ các côn trùng gây vết thương cho cây. Khi cắt cành lớn cần quét thuốc trừ nấm.

– Bón nhiều phân hữu cơ (20-50 kg phân hữu cơ hoai/cây/năm). Nên sử dụng phân gà, phân rác vi sinh, phân bò… được ủ hoai mục

– Chuẩn bị vào mùa mưa dầm cần phun phòng cho vườn cây bằng các loại thuốc được phép sử dụng, phun đều trên, dưới lá và phun lên cả thân và cành.

– Tiêm Agrifos 400 vào thân: áp dụng với cây có đường kính thân từ 15 cm trở lên:

  • Bước 1: Pha thuốc với nước sạch theo tỉ lệ 1 thuốc : 1 nước. Mỗi cm đường kính thân tiêm 2 ml dung dịch thuốc đã pha.
  • Bước 2: Chọn vị trí tiêm thuốc: là vùng vỏ trên thân cây có ít cành nhánh ở bên trên theo chiều thẳng đứng.
  • Bước 3: Khoan lỗ tiêm thuốc: dùng mũi khoan 6,5 mm. Lỗ khoan có hướng xiên 450 (tránh chạm vào lõi cây), chếch lên khoảng 5¬0, sâu từ 3 – 4 cm.
  • Bước 4: Ống tiêm chuyên dụng gắn thật khít với lỗ khoan và kéo dây nén thuốc vào.
  • Bước 5: Trám lỗ tiêm thuốc: dùng vôi ẩm se lại cỡ đầu chiếc đũa rồi nhét sâu vào lỗ khoan, sau đó dùng tay nén chặt.

Lưu ý:

– Không khoan vào vùng có vết bệnh, nơi có cành hoặc lỗ tiêm cũ.

– Tiêm trước khi mưa dầm xảy ra khoảng 1 tháng là tốt nhất.

– Giữ đất ẩm trong suốt giai đoạn xử lý thuốc.

Trị bệnh

– Khi vết bệnh trên thân cành còn nhỏ có thể cạo nhẹ để lộ phần bệnh, dùng thuốc được khuyến cáo sử dụng, pha tỷ lệ 10 % bôi lên vết bệnh 2 lần cách nhau 15 ngày.

– Khi cây bị bệnh cổ rễ và rễ ta phun lên tán lá và đổ gốc cùng khu vực rễ tơ các loại thuốc được khuyến cáo sử dụng, liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì.

Lưu ý: Khi vườn cây đã bị bệnh nặng thì ta chỉ tập trung trị bệnh cho cây không nên cung cấp dinh dưỡng cho cây lúc này và tỉa bỏ bớt trái.

Khi áp dụng các biện pháp phòng bệnh bên trên thì sẽ hạn chế được các loại bệnh khác như thán thư, nấm hồng, …

Cuối cùng, cám ơn bà con đã theo dõi bài viết, xin kính chúc quý bà con sức khoẻ, vụ mùa bội thu!

Rate this post
author-avatar

About Mạnh Quân

Hoà cùng xu hướng phát triển tương lai, với khát vọng ứng dụng công nghệ sinh học vào ngành nông nghiệp, công ty đã được thành lập để tập trung vào việc cung cấp các dịch vụ, sản phẩm nông nghiệp an toàn và hiệu quả, vì một nền nông nghiệp sạch và bền vững. “NUÔI CÂY LÀ NUÔI ĐẤT” – BioSacotec đang làm điều đó hằng ngày, để giúp cây trồng phát triển khoẻ mạnh và bền vững. Đó là nhiệm vụ cũng như sứ mệnh của chúng tôi!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *