Nuôi Tôm Thẻ

CÁCH KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG TÔM THẺ CHÂN TRẮNG BỎ ĂN

Tôm thẻ chân trắng bỏ ăn

Tôm thẻ chân trắng bỏ ăn khiến bà con nông dân nuôi tôm lo lắng. Khi tôm bỏ ăn sẽ gây nhiều vấn đề, dẫn đến thiệt hại cho vụ nuôi. Bà con nuôi tôm cần phả biết cách khắc phục, để hạn chế năng suất vụ nuôi bị giảm thiểu.

Tôm thẻ chân trắng bỏ ăn đang là vấn đề gây “đau đầu” cho các hộ nuôi tôm. Không thể phủ nhận tôm thẻ là loại dễ nuôi, dễ ăn nhưng khi chúng bỏ ăn thì sẽ dẫn đến nhiều hậu quả khó lường. Vậy nguyên nhân khiến tôm bỏ ăn là gì và cách khắc phục ra sao?
Tôm thẻ chân trắng bỏ ăn
Tôm thẻ chân trắng bỏ ăn đang là vấn đề gây “đau đầu” cho các hộ nuôi tôm

Nguyên nhân tôm giảm ăn, bỏ ăn

– Oxy hòa tan: Oxy hòa tan trong nước không đảm bảo do hệ thống quạt nước, tảo tàn,… Khi Oxy thấp tôm sẽ giảm ăn, thậm chí bỏ ăn hoàn toàn nếu Oxy dưới 2ppm.
– Nhiệt độ: tôm ăn khỏe, tiêu hóa tốt khi nhiệt độ vào khoảng 22 – 30 oC, khi nhiệt độ tăng hoặc giảm đột ngột, tôm sẽ giảm ăn hoặc bỏ ăn.
– Tôm mắc bệnh: bệnh đường ruột, phân trắng, bệnh do virus HPV, MBV kí sinh trên gan tụy làm tôm thẻ chân trắng bị còi,…đều làm tôm giảm ăn, bỏ ăn và chết.
– Ao có khí độc: Quá trình tích tụ các chất thải sẽ sinh ra các loại khí độc như NH3, H2S,…các loại khí này sẽ làm tôm giảm ăn, bỏ ăn,…tôm bị nổi đầu, kéo đàn, tấp mé.
– Thức ăn của tôm thẻ chân trắng kém chất lượng: Người nuôi vô tình sử dụng các loại thức ăn kém chất lượng, hoặc bảo quản thức ăn không đúng cách làm thức ăn ẩm, mốc. Thức ăn không kích thích tôm bắt mồi và dễ làm tôm bị mắc bệnh.
Nguyên nhân tôm giảm ăn, bỏ ăn
Có nhiều nguyên nhân khiến tôm thẻ bỏ ăn

Cách khắc phục tôm giảm ăn, bỏ ăn

– Quan sát nhá thường xuyên để biết tôm có giảm ăn hay không, từ đó điều chỉnh cho phù hợp, khi tôm có dấu hiệu giảm ăn, bỏ ăn thì phải tìm ra nguyên nhân và khắc phục ngay.
+ Nếu phát hiện tôm trong nhá có biểu hiện phân trắng, phân đứt khúc thì cần cắt giảm lượng thức ăn, đồng thời sử dụng  ERISUL 750 để trộn vào thức ăn: 5-7g/kg thức ăn. Dùng 4-5 ngày liên tục, thảo dược ERISUL 750 điều trị rất hiệu quả phân trắng, phân đứt khúc và nhiễm trùng đường ruột.
+ Kiểm tra nồng độ Oxy hòa tan tăng cường quạt nước, sục khí đảm bảo lượng Oxy hòa tan > 4ppm, tốt nhất nên đạt 5ppm.
+ Khi tôm giảm ăn do nhiệt độ nước thay đổi thì cần cắt giảm thức ăn, khoảng 30% lượng thức ăn so với mức thông thường. Kết hợp trộn Vitamin, men tiêu hóa để giúp tôm thẻ chân trắng tiêu hóa tốt, kháng bệnh. Trong mùa lạnh tôm thường tiêu hóa thức ăn chậm vì thế cần điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.
+ Tôm giảm ăn, bỏ ăn và có hiện tượng nổi đầu, kéo đàn thì có thể khí độc đã xuất hiện trong ao, dùng Aqua Yucca để hấp thụ khí độc, cấp cứu tôm nổi đầu, giảm lượng thức ăn trong lúc xử lý và tăng trở lại khi đã xử lý khí độc. Kết hợp dùng vi sinh xử lý đáy thường xuyên để phân hủy các chất mùn bã hữu cơ làm sạch nước, ngăn chặn vi khuẩn và khí độc phát triển.
+ Ngoài ra, chọn giống tốt, chất lượng, không nhiễm bệnh, thả nuôi với mật độ phù hợp với điều kiện của ao nuôi cũng giúp chuyển hóa hệ số thức ăn cao.
+ Người nuôi có thể trộn Best Binder để bao bọc, áo thức ăn, làm thức ăn ít thất thoát ra môi trường nước lâu ngày làm nguồn nước dễ ô nhiễm.
Cách khắc phục tôm giảm ăn, bỏ ăn
Quan sát nhá thường xuyên để biết tôm có bỏ ăn hay không

Cho tôm ăn hiệu quả

– Đầu tiên cần phải nói đến đó là thức ăn, thức ăn tôm thẻ chân trắng phải có khả năng dẫn dụ, kích thích tôm bắt mồi tốt, từ đó giúp cho việc sử dụng thức ăn của tôm được tốt hơn tránh tình trạng dư thừa làm ô nhiễm nước ao nuôi. Chính vì vai trò quan trọng của thức ăn bà con cần chọn thức ăn có nguồn gốc rõ ràng, thức ăn chất lượng: kích thước, màu sắc, hình dạng đồng đều, ít bụi, bề ngoài mịn, mùi thơm hấp dẫn, lâu tan trong nước, phải thu hút tôm bắt mồi.
– Cho ăn tùy theo điều kiện môi trường của ao nuôi, cần quan tâm đặc biệt đến yếu tố Oxy hòa tan và nhiệt độ trong ao: Khi đo nồng độ Oxy thấp hơn 4ppm thì nên cắt giảm lượng thức ăn, dùng quạt nước và máy sục để tăng Oxy lên mức > 4ppm giúp tôm ăn bình thường. Nhiệt độ thuận lợi cho sự phát triển của tôm 28-30 độ C, khi nhiệt độ giảm 2 độ C thì cần giảm lượng thức ăn cho tôm khoảng 30% so với lượng thức ăn trung bình. Nên chờ ánh sáng mặt trời chiếu xuống ao để nhiệt độ và Oxy hòa tan đảm bảo rồi mới cho tôm ăn sẽ hiệu quả hơn.
>> Bài liên quan : BÍ QUYẾT NUÔI TÔM THẺ THÀNH CÔNG BẰNG VI SINH VẬT HỮU HIỆU
– Vào mùa lạnh tôm ăn yếu do nhiệt độ xuống thấp, vì thế để thức ăn của tôm thẻ chân trắng không dư thừa nên cắt giảm lượng thức ăn và kéo dài giữa các lần cho ăn trong ngày.
– Ngoài ra để giúp tôm tăng đề kháng và tiêu hóa tốt thức ăn bà con có thể trộn các loại men tiêu hóa, Vitamin C vào khẩu phần ăn hàng ngày của tôm.
Hãy tìm hiểu nguyên nhân tôm thẻ chân trắng bỏ ăn cũng như tìm hiểu cách cho tôm thẻ chân trắng ăn hiệu quả để hạn chế xảy ra các tình trạng như tôm bỏ ăn, dịch bệnh gây ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế. Chúc bà con có một mùa tôm bội thu.
4.6/5 - (8 bình chọn)
author-avatar

About Mạnh Quân

Xin chào tôi là Mạnh Quân giám đốc Sacotec , chúng tôi đang tập trung vào mảng chăn nuôi, trồng trọt theo hướng hữu cơ sinh học, xu hướng phát triển tất yếu hiện nay. Đi kèm đó là việc phân phối cực kỳ đa dạng các sản phẩm hữu cơ trong và ngoài nước với giá tốt nhất như phân tảo bón lá, phân gà vi sinh, phân đạm cá, chế phẩm sinh học...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *