Chăm Sóc Cây Công Nghiệp, Chăm Sóc Cây Trồng

CHĂM SÓC THƯỜNG XUYÊN VÀ PHÂN BÓN CHO CÂY HỒ TIÊU KINH DOANH (TIÊU CÓ THU HOẠCH)

Z

Chăm sóc thường xuyên cho cây Hồ Tiêu là công việc phải làm hàng ngày, tùy thời tiết, thời vụ và sinh trưởng của cây trồng mà chúng ta phải vận dụng phù hợp để thực hiện các công việc dưới đây:

  • Buộc tiêu vào choái: Các đọt non khi mới phát triển nếu có xu thế hướng ra ngoài phải buộc vào choái kịp thời,
  • Cắt bỏ các chồi tiêu lươn, cành vượt để tránh tranh chấp dinh dưỡng,
  • Tỉa bỏ các cành của choái sống mọc ngang xuyên qua tiêu, cắt ngắn các cành quả cà phê vươn quá gần với tiêu,
  • Vệ sinh đồng ruộng: Cắt bỏ và mang ra khỏi vườn, đốt các cành quả bị bệnh, các lá tiêu bị nấm gây hại, các thân chính bị sâu đục thân. Việc này được làm thường xuyên trong năm và làm 1 lần thật kỹ sau khi thu hái,
  • Phun phòng Boocdo hai lần cho toàn bộ vườn cây vào đầu mùa mưa sau khi vệ sinh đồng ruộng xong để phòng bệnh,4 3
  • Quản lý cỏ dại: Làm sạch cỏ khu vực bón phân, trồng các cây phủ đất giữa hàng tại các nơi đất trống,
  • Không được cắt tỉa cành choái vào cuối mùa mưa và cả mùa khô (tháng 11 đến tháng 4 hàng năm)
  • Phải tủ gốc dày để giữ ẩm vào mùa khô từ tháng 12 đến hết tháng 4, và tạo thông thoáng trong gốc bằng cách lấy lá khô ra khỏi gốc và cắt bớt cành sát đất cho thoáng, tránh đọng nước  và ẩm thấp về mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, để hạn chế nấm bệnh phát triển gây ra bệnh chết nhanh.
  • Tưới nước nên kết hợp với tưới cà phê, tiêu kinh doanh khoảng từ 120 đến 150 lít/cây/lần tưới.
  • Nếu là trồng xen trong vườn cà phê cần cắt ngắn các cành cà phê quanh tán tiêu để tránh tranh chấp ánh sáng và va chạm nhau khi có gió, cắt tỉa thông thoáng phần gần sát đất của gốc tiêu và các cây cà phê lân cận để tránh quá ẩm thấp về mùa mưa.
  • Sau những trận mưa to, gió lớn cần phải ra vườn kịp thời để buộc lại các cành tiêu bị rã ra khỏi choái, chống đỡ các cây bị đổ ngã nếu có.

Bón phân cho Hồ Tiêu KINH DOANH (TIÊU ĐÃ THU HOẠCH):

Hồ Tiêu có hệ rễ phát triển trong tầng đất mặt sâu khoảng 35 đến 40 cm và có xu thế ăn lên theo thời gian, rễ tiêu là dạng “rễ nước” nên chỉ phát triển tốt trong môi trường đất tơi xốp, cấu trúc nhẹ, hàm lượng sét thấp và có lượng mùn cao, pH trong khoảng 5 – 6,5  nên việc bón phân hữu cơ hàng năm và phân khoáng cân đối, vừa đủ là điều bắt buộc để đảm sinh trưởng phát triển, hạn chế sâu bệnh hại, cho năng suất cao và kéo dài tuổi thọ. van nam2 1

Các lưu ý khi bón phân:

Để đảm bảo cho cây hấp thu tốt và tăng hiệu quả sử dụng phân bón bà con cần lưu ý:

  • Độ ẩm đất khoảng 35 đến 45% tức là không quá khô và cũng không quá ướt, không bón khi trời đang mưa,
  • Đối với Tiêu đang cho quả, nên bón theo chiều cao và đường kính tán cây (cây càng lớn nhu cầu sử dụng phân càng nhiều)
  • Không rải trên mặt đất chờ mưa mà phải khơi rãnh quanh tán, dùng cuốc sắc, cuốc dứt điểm, xiên 45 độ phía trong mép tán tạo thành góc bạt tà ly rộng 15 đến 20 cm, sâu 10 đến 15 cm nếu bón phân hóa học, hoặc rộng 25 đến 35, sâu 25 đến 35 cm nếu bón phân hỗn hợp (có phân hữu cơ)  xong rải phân, trộn đều với đất lấp đất, tủ rác dày ít nhất 10 cm tại khu vực rễ hoạt động để giữ ẩm,
  • Khi bón phân hỗn hợp (có phân hữu cơ) nên dùng 2/3 hỗn hợp phân và đất đã trộn lấp xuống hố, 1/3 hỗn hợp này vun vào hố tận gốc choái sau đó phủ toàn bộ bằng một lớp đất mặt dày 3 đến 5 cm.

Lượng phân sử dụng:

Trường hợp 1: Lượng phân bón sử dụng cho một cây Hồ Tiêu kinh doanh có kích thước:

Cây cao 3 đến 3,5 mét – Đường kính tán 0,6 đến 0,8 mét

  • Nếu sử dụng phân đơn: Đạm, Lân và Kali thì số lượng sẽ như sau:
Tên phân

 

 Tổng cả năm (kg) Chia ra số lần sử dụng qua các tháng (%)
4 đến 5 6 đến 7 8 đến 9 Tháng 11
Phân hữu cơ 10 – 15 100
Đạm Urê 0,3 – 0,4 30 20 30 20
Phân Lân 0,4 – 0,5 100
Phân Kali 0.25 – 0,35 30 20 30 20
Vôi bón cách năm 0,3 – 0,4 100
Rác tủ 10 – 15 100
  • Nếu sử dụng phân hỗn hợp NPK 16 – 8 – 16 hoặc tương đương thì số lượng sẽ như sau:
Tên phân  Tổng cả năm (kg) Chia ra số lần sử dụng qua các tháng (%)
4 đến 5 6 đến 7 8 đến 9 Tháng 11
Phân hữu 10 – 15 100
Phân NPK 16-8-16 0,8 – 0,9 30 20 30 20
Vôi bón cách năm 0,3 – 0,4 100
Rác tủ 10 – 15 100

3 3

Trường hợp 2: Lượng phân bón sử dụng cho một cây Hồ Tiêu kinh doanh có kích thước:

Cây cao 3,6 đến 4 mét – Đường kính tán 0,9 đến 1 mét

  • Nếu sử dụng phân đơn: Đạm, Lân và Kali thì số lượng sẽ như sau:
Tên phân

 

 Tổng cả năm (kg) Chia ra số lần sử dụng qua các tháng (%)
4 đến 5 6 đến 7 8 đến 9 Tháng 11
Phân hữu cơ 15 – 20 100
Đạm Urê 0,4 – 0,5 30 20 30 20
Phân Lân 0,5 – 0,6 100
Phân Kali 0.3 – 0,4 30 20 30 20
Vôi bón cách năm 0,3 – 0,4 100
Rác tủ 15 – 20 100
  • Nếu sử dụng phân hỗn hợp NPK 16 – 8 – 16 hoặc tương đương thì số lượng sẽ như sau:
Tên phân  Tổng cả năm (kg) Chia ra số lần sử dụng qua các tháng (%)
4 đến 5 6 đến 7 8 đến 9 Tháng 11
Phân hữu 15 – 20 100
Phân NPK 16-8-16 1,0 – 1,2 30 20 30 20
Vôi bón cách năm 0,3 – 0,4 100
Rác tủ 15 – 20 100

gia ho tieu hom nay 105 giam do anh huong dich covid 19

Trường hợp 3: Lượng phân bón sử dụng cho một cây Hồ Tiêu kinh doanh có kích thước:

Cây cao trên 4 mét đến 5 mét – Đường kính tán 1 mét đến 1,2 mét

  • Nếu sử dụng phân đơn: Đạm, Lân và Kali thì số lượng sẽ như sau:
Tên phân

 

 Tổng cả năm (kg) Chia ra số lần sử dụng qua các tháng (%)
4 đến 5 6 đến 7 8 đến 9 Tháng 11
Phân hữu cơ 15 – 20 100
Đạm Urê 0,5 – 0,6 30 20 30 20
Phân Lân 0,5 – 0,6 100
Phân Kali 0.4 – 0,5 30 20 30 20
Vôi bón cách năm 0,3 – 0,4 100
Rác tủ 15 – 20 100
  • Nếu sử dụng phân hỗn hợp NPK 16 – 8 – 16 hoặc tương đương thì số lượng sẽ như sau:
Tên phân  Tổng cả năm (kg) Chia ra số lần sử dụng qua các tháng (%)
4 đến 5 6 đến 7 8 đến 9 Tháng 11
Phân hữu 15 – 20 100
Phân NPK 16-8-16 1,4 – 1,5 30 20 30 20
Vôi bón cách năm 0,3 – 0,4 100
Rác tủ 15 -20 100

cay hat tieu

Trường hợp 4: Lượng phân bón sử dụng cho một cây Hồ Tiêu kinh doanh có kích thước:

Cây cao trên 5 mét – Đường kính tán trên 1,2 mét

  • Nếu sử dụng phân đơn: Đạm, Lân và Kali thì số lượng sẽ như sau:
Tên phân

 

 Tổng cả năm (kg) Chia ra số lần sử dụng qua các tháng (%)
4 đến 5 6 đến 7 8 đến 9 Tháng 11
Phân hữu cơ 20 100
Đạm Ure 0,5 – 0,6 30 20 30 20
Phân Lân 0,5 – 0,6 100
Phân Kali 0.4 – 0,5 30 20 30 20
Vôi bón cách năm 0,3 – 0,4 100
Rác tủ 20 100
  • Nếu sử dụng phân hỗn hợp NPK 16 – 8 – 16 hoặc tương đương thì số lượng sẽ như sau:
Tên phân  Tổng cả năm (kg) Chia ra số lần sử dụng qua các tháng (%)
4 đến 5 6 đến 7 8 đến 9 Tháng 11
Phân hữu 20 100
Phân NPK 16-8-16 1,4 – 1,5 30 20 30 20
Vôi bón cách năm 0,3 – 0,4 100
Rác tủ 20 100

Bà con có thể thay thế NPK 16-8-16 bằng các loại khác hiện có trên thị trường nhưng phải lưu ý 2 điều: 

  • Một là tỷ lệ phối trộn của NPK phải là 2 – 1 – 2
  • Hai làm lượng nguyên chất (%) quy chuẩn phải đủ

Bên cạnh đó cũng có thể dùng thêm các hợp chất sinh học để kích thích sinh trưởng, kích thích ra hoa đậu quả nhưng không nên quá lạm dụng nó hoặc thay thế bất kỳ thao tác chăm sóc nào.

Thông thường thì chất lượng đất bao gồm cấu trúc, hàm lượng hữu cơ, độ pH cũng như các chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng sẽ thay đổi theo quá trình canh tác thực tế và các yếu tố ngoại cảnh tác động, do vậy chúng tôi khuyến cáo cứ 2 đến 3 năm cần phải lấy mẫu đi phân tích để có khuyến cáo đầu tư cụ thể và sát thực hơn.

Nguồn: Rainforest Alliance

>>>>>>>>>>>>>>>>>Bài viết liên quan: CHĂM SÓC THƯỜNG XUYÊN VÀ PHÂN BÓN CHO CÂY HỒ TIÊU KTCB (TỪ TRỒNG MỚI ĐẾN NĂM THỨ BA)

 

Rate this post
author-avatar

About Mạnh Quân

Hoà cùng xu hướng phát triển tương lai, với khát vọng ứng dụng công nghệ sinh học vào ngành nông nghiệp, công ty đã được thành lập để tập trung vào việc cung cấp các dịch vụ, sản phẩm nông nghiệp an toàn và hiệu quả, vì một nền nông nghiệp sạch và bền vững. “NUÔI CÂY LÀ NUÔI ĐẤT” – BioSacotec đang làm điều đó hằng ngày, để giúp cây trồng phát triển khoẻ mạnh và bền vững. Đó là nhiệm vụ cũng như sứ mệnh của chúng tôi!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *