Chăm Sóc Cây Ăn Trái

KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY CHÔM CHÔM: XỬ LÝ CHO CHÔM CHÔM RA HOA

2Q==

Xử lý ra hoa

Xác định thời điểm xử lý

Sau khi thu hoạch, xén tỉa cành, làm cỏ và bón phân hữu cơ và vô cơ cho cây, cây cho ít nhất 1 đọt non. Tuy nhiên với cách xư lý này, cây thường cho trái thuận vụ nên lợi nhuận thu lại không cao. Chính vì vậy, việc xử lý ra hoa trái vụ được các nhà vườn quan tâm. Việc xử lý được thực hiện đối với cây khỏe mạnh, phát triển đồng đều, không sâu bệnh, cây đã sinh trưởng thành thục. Các biện pháp canh tác thích hợp như tưới nước, bón phân cân đối, tỉa cành, tạo tán đều có tác dụng tốt cho mục đích xử lý ra hoa sớm.

 

Chuẩn bị trước khi xử lý

Khi cây đạt yêu cầu xử lý thì công việc tiếp theo là chuẩn bị trước khi xử lý ra hoa.

 

Xác định phương pháp xử lý

Qua một thời gian nắng, khi có vài cơn mưa xuống thì chôm chôm ra hoa. Nhưng thường ra hoa không đều, giá bán rất thấp. Để chôm chôm ra hoa tập trung, ra hoa sớm hơn các vùng xung quanh khoảng 2 tuần và bán được giá cao, có thể sử dụng những biện pháp sau:

Biện pháp kích thích ra hoa bằng xiết nước

  • Xử lý ra hoa trên chôm chôm bằng biện pháp xiết nước triệt để trong mương để kích thích cho chôm chôm ra hoa sớm. Để tăng hiệu quả của biện pháp xiết cần áp dụng biện pháp phủ mặt liếp bằng tấm bạc đen để sản xuất chôm chôm mùa nghịch. Biện pháp “xiết nước” được hiểu là rút nước trong mương khô kiệt trong thời gian kích thích ra hoa và bơm nước ra khỏi mương ngay sau các trận mưa.
  • Tấm bạt đen được phủ theo dạng mái nhà, ở giữa mặt liếp dùng cây chống lên sao cho tấm bạc đen cách mặt liếp 0,8 – 1,0 mét tạo sự thoáng khí mặt liếp, tránh đọng nước sau khi mưa. Xử lý chôm chôm ra hoa mùa nghịch bắt đầu vào tháng sáu và tháng bảy khi cây chôm chôm phát triển được ba cơi đọt. Do việc xiết nước kéo dài có thể ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây nên khi xiết nước được 40 – 45 ngày cần tiến hành “nhấp nước” cho nước vào mương vườn chôm chôm cách mặt liếp 0, 3 – 0, 5 mét, tạo ẩm độ cho đất, thúc đẩy mầm hoa phát triển nhanh. Tuy nhiên, lượng nước cung cấp thừa sẽ làm cây ra đọt non, phát triển cành lá. Do đó, việc đưa nước cho cây chôm chôm vào giai đoạn này có ý nghĩa rất quan trọng, đòi hỏi phải quan sát sự phát triển của chồi ngọn. Sau khi cây chôm chôm nhú mầm hoa, nước được đưa vào mương vườn, tấm bạt đen được cuốn vào giữa liếp nếu trong thời gian này có mưa dầm thì phủ plastic lại vì ẩm độ tăng cao đột ngột sẽ làm tỉ lệ ra hoa giảm vì cây sẽ ra đọt non hoặc bông lá.
  • Khi phát hoa đạt 10 – 15cm tưới nước trở lại nhưng không tưới quá nhiều, đến khi hoa nở giảm lượng nước tưới. Trong trường hợp cây ra đọt không ra hoa thì phải bón phân và tưới nước, đến khi lá già thì tiến hành xử lý trở lại.

 

Xử lý ra hoa bằng Paclobutrazol

PBZ (Paclobutrazol) là chất có tính ức chế sinh trưởng. Do đó, PBZ được sử dụng như một chất làm chậm tăng trưởng ở nhiều loại cây trồng. Trần Văn Hâu và CTV. (2005) nhận thấy phun PBZ ở nồng độ 600 ppm có tác dụng thúc đẩy sự hình thành mầm hoa và phát hoa phát triển sớm hơn. Xử lý PBZ còn làm tăng tỉ lệ ra hoa, phun PBZ ở nồng độ 200 và 400 ppm thì tỉ lệ ra hoa của biện pháp phủ mặt liếp cao hơn so với không phủ.

Điều nầy cho thấy rằng trong điều kiện xiết nước trong mương tốt, biện pháp phủ mặt liếp có hiệu quả khi phun PBZ ở nồng độ 200 – 400 ppm nhưng nếu phun PBZ ở nồng độ 600 ppm thì biện pháp phủ mặt liếp không có hiệu quả làm tăng tỉ lệ ra hoa. Tuy nhiên, kết quả kích thích chôm chôm ra hoa không đồng loạt vào những thời điểm khác nhau trong mùa mưa vào tháng 7 và tháng 9 trong điều xiết nước trong mương không triệt để, tỉ lệ chồi ra hoa thấp hơn so với điều kiện xiết trong mương triệt để, thời gian bắt đầu hình thành mầm hoa thường kéo dài và mầm hoa phát triển vào cuối tháng 11 đến đầu tháng 12, khi có điều kiện khô hạn mặc dù thời gian ra hoa và thu hoạch chôm chôm vẫn sớm hơn vụ thu hoạch chính vụ khoảng 30 ngày. Kết quả này, lần nữa cho thấy biện pháp xiết nước làm giảm ẩm độ đất là yếu tố rất quan trọng lên sự ra hoa của chôm chôm.

 

Xử lý ra hoa

Xử lý ra hoa thuận vụ

Qui trình được thực hiện như sau:

Sau thu hoạch (khoảng tháng 3):

  • Cắt tỉa cành: cành khuất nắng, chết, ốm yếu. .
  • Bón phân: theo công thức NPK (8 – 24 – 24) hoặc 10 – 52 – 17 hoặc 15 – 30 – 15, MKP (0 – 52 – 34) để cây phục hồi các chất dự trữ, ra chồi non.
  • Tưới nước: giúp cây dễ ăn phân và mau hồi phục.
  • Sau khi cây ra đủ 3 đọt non:
  • Xiết nước (rút cạn nước trong mương).
  • Phủ bạt plastic

01 xu ly ra hoa chom chomPhủ bạt khi xử lý ra hoa và sau khi phủ bạt 15 – 20 ngày, cây sẽ đổ lá

02 xu ly ra hoa chom chomHiện tượng rụng lá sau khi phủ bạt; cây nhú mầm hoa sau thời gian xiết nước

 

Thời gian xiết nước khoảng 40 – 60 ngày cây bắt đầu nhú mầm hoa Sau khi nhú mầm hoa:

  • Phá miên trạng mầm hoa bằng thioure 0,1%, KNO3 0,5 – 0,1%
  • Gỡ tấm bạt đã che
  • Cho nước vào mương
  • Bón phân: công thức NPKCa (12 – 12 – 17 – 2), (+ vi lượng nếu cần)

Để tăng khả năng đậu trái thường sử dụng NAA với nồng độ 15 – 20ppm.

Sau khi thu hoạch, xén tỉa cành, làm cỏ và bón phân hữu cơ và vô cơ cho cây, cây cho ít nhất 1 cơi đọt, tiến hành tạo khô hạn bằng cách ngưng tưới hoặc thoát toàn bộ nước khỏi mương, nếu cần dùng nilon phủ gốc và mặt liếp, có thể kết hợp phun phân bón lá Master Gro (15 – 30 – 15) hoặc Monopotasium phosphate (MKP 0 – 52 – 34).

Đến khi có triệu chứng lá héo thì tưới nước thật nhiều trở lại 2 lần, lần 1 cách lần 2 không quá 1 tuần, đồng thời kết hợp phun Master Gro (10 – 52 – 10) giúp cây ra hoa tốt hơn sau 15 – 20 ngày. Khi phát hoa đạt 10 – 15 cm tưới nước lại nhưng không tưới quá nhiều, đến khi hoa nở giảm lượng nước tưới. Trường hợp cây không ra hoa mà ra đọt non thì phải bón phân và tưới nước đến khi lá thuần thục thì tiến hành xử lý ra hoa lại.

 

Xử lý ra hoa nghịch vụ

Chôm chôm là một trong những cây ăn trái có giá trị cao. Tuy nhiên cây ra hoa cho trái thường tập trung theo mùa vụ nên giá bán trái thường không cao. Muốn cho cây ra hoa -cho trái nghịch vụ và đồng loạt để bán được giá cao vào khoảng tháng 2 âm lịch. Thường xử lý ra hoa vào khoảng tháng 6 âm lịch.

Cách làm ra hoa nghịch vụ theo 3 bước sau:

  • Bước 1: Bón phân đón ra hoa và phun thuốc tạo mầm hoa

Khi ra đọt non lần thứ 3 làm như bước 1 của phần xử lý ra hoa chính vụ (bón liền 1kg DAP+  0,5kg KCl và phun F. Bo -Bột Ra Hoa cho cây 2 – 3 lần). Điều này khá quan trọng vì có giúp bộ lá già nhanh thì mới xử lý ra hoa nghịch vụ thành công.

  • Bước 2: Bắt cây cảm ứng ra hoa. Có 2 cách bắt cây cảm ứng ra hoa nghịch vụ như sau:

+ Cách 1: Xiết nước và phủ bạt

– Khi cơi cuối đang lá lụa (vừa phun F.Bo – Bột Ra Hoa xong), tiến hành xiết nước triệt để(ngưng tưới, đồng thời xiết hết nước trong mương) và phủ bạt nylon cho cây. Cần phủ bạt nghiêng cho nước thoát nhanh và phủ kín cả tầng rễ ngoài bờ mương. Nhớ rút và giữ cạn nước trong mương, nếu có trời mưa thì phải rút hoặc bơm cạn mương liền.

– Thời gian phủ bạt khoảng 30 – 60 ngày, trong suốt thời gian này cần theo dõi độ sốc của cây. Thông thường khoảng gần 40 ngày sau, khi cây dứt đợt đổ lá và đã có ngồng dạng bông mập thì cho nước vào lần 1 ngập đầy mương vườn trong vòng 12 giờ rồi rút cạn nước như ban đầu.

– Khoảng 7 -10 ngày sau, tiến hành cuốn bạt, thả nước vào mương và tưới đẫm lại cho cây.

+ Cách 2: Phun thuốc ức chế sinh trưởng (Cách này có thể áp dụng ở ĐBSCL và cả Đông Nam Bộ)

Khi cơi cuối đang lá lụa, phun Paclobutrazol cho cây. Liều lượng thích hợp là khoảng 700 – 1000ppm, tức 40 – 50g Paclobutrazol 10WP cho bình 8 -10 lít. Sau khi phun Paclo 1 tuần, phun thêm F.Bo – Bột Ra Hoa cho cây 2 lần, cách nhau 7 ngày để giúp bộ lá mau già, giảm ra lá, thúc đẩy cây phân hóa mầm hoa tốt.

  • Bước 3: Phun thuốc thúc ra hoa đồng loạt

Đối với cách 1 – xiết nước phủ bạt:

Khi tưới nước lại lần 1 được 1 -2 ngày, bộ lá đã tươi lại pha 35ml Ra Hoa C. A. T + 15g F.Bo -Bột Ra Hoa/8lít phun sương đều tán cây và trong thân 2 lần, cách nhau 7 ngày giúp cây trổ hoa đồng loạt.

 

Chăm sóc sau xử lý

Tỉa quả

Tỉa và chăm sóc trái, sau khi đậu trái xong, cây nào đậu trái quá nhiều thì tỉa bỏ bớt chỉ giữ lại khoảng 70% lượng trái để trái to, đẹp, dễ bán và bán được giá cao.

Trái chôm chôm khi chín rất cần nắng để có màu đỏ tươi, vì vậy nên tỉa bớt trái ở những chùm quá nhiều trái cho thông sáng.

Bao quả

Cây chôm chôm không giống với những cây ăn quả khác (xoài, mận, ổi), những loại trái này sau khi đậu quả thì bắt đầu tiến hành bao trái. Đối với chôm chôm vid số lượng trái nhiều nên không tiến hành bao trái. Tuy nhiên, hiện nay trái chôm chôm bị sâu đục trái tấn công mạnh nên việc bao trái là rất quan trọng, giúp giữ được phẩm chất của trái.

 

Công ty Sacotec chúc bà con mùa vụ bội thu!!!

Rate this post
author-avatar

About Mạnh Quân

Hoà cùng xu hướng phát triển tương lai, với khát vọng ứng dụng công nghệ sinh học vào ngành nông nghiệp, công ty đã được thành lập để tập trung vào việc cung cấp các dịch vụ, sản phẩm nông nghiệp an toàn và hiệu quả, vì một nền nông nghiệp sạch và bền vững. “NUÔI CÂY LÀ NUÔI ĐẤT” – BioSacotec đang làm điều đó hằng ngày, để giúp cây trồng phát triển khoẻ mạnh và bền vững. Đó là nhiệm vụ cũng như sứ mệnh của chúng tôi!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *