Chăm Sóc Cây Công Nghiệp, Chăm Sóc Cây Trồng

MỘT SỐ BỆNH HẠI CHÍNH Ở CÂY HỒ TIÊU

Một số bệnh trên hồ tiêu

Cây hồ tiêu có nguồn gốc ở Ấn Độ, mọc hoang trong các rừng nhiệt đới ẩm, sau đó được trồng phổ biến sang nhiều nước khác như Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Srilanka, Việt Nam, Campuchia, Brazil …

Hồ tiêu thường được trồng ở các vùng đất thấp dưới 800m so với mặt biển, có khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ xuống quá thấp dưới 10oC, ánh sáng tán xạ (cần có bóng che), lượng mưa trung bình trong năm cần từ 1500-2500mm, độ ẩm không khí cao từ 70-90%, giúp cây hồ tiêu sinh trưởng phát triển tốt, ra hoa đậu quả thuận lợi nhất là vào thời kỳ ra hoa, nhưng đây cũng là điều kiện thuận lợi cho các loại sâu bệnh phát triển gây hại trên cây hồ tiêu.

Một số loại sâu bệnh chính gây hại trên hồ tiêu

Bệnh vàng lá (bệnh chết chậm)

Triệu chứng:

Bước đầu cây sinh trưởng và phát triển chậm, các lá già thường bị vàng, sau đó héo và rụng, tiếp theo là các đốt bị rụng, cây ra hoa và đậu quả kém dẫn đến năng suất và chất lượng giảm.

download

Hiện tượng cây sinh trưởng kém, vàng lá thường xuất hiện thành từng vùng cục bộ sau đó lan rộng ra thành nhiều trụ tiêu và nhiều vùng, triệu chứng vàng và rụng lá, rụng đốt thường phát triển chậm và kéo  dài, rễ của cây phát triển kém, rễ nốt sần, đầu rễ bị thối, khi bị nặng thì các rễ chính và phụ đều bị thối.

Nguyên nhân gây bệnh:

Rễ cây tiêu bị nốt sần chủ yếu do tuyến trùng Meloidogyne incognita và triệu chứng thối đầu rễ là do sự gây hại của một số loài nấm, chủ yếu là do tuyến trùng tấn công trước, tạo ra những vết thương và nốt sưng trên rễ sau đó nấm xâm nhập làm thối rễ sau đó tạo điều kiện cho Fusarium solani spp.. tấn công mạnh hơn.

Biện pháp phòng trừ:

Khi bệnh xuất hiện, đào bỏ các cây bệnh nặng. Đối với những cây tiêu bị bệnh nhẹ có thể sử dụng thuốc sau:

– Biện pháp sinh học:

Dùng Eco Killer tuỳ theo mục đích sử dụng:

Mục đích Liều dùng (500g) Cách dùng
Trị bệnh 200-300lít nước Phun cách nhau 3-5 ngày/lần
Phòng bệnh 400-600 lít nước Phun định kỳ 15-30 ngày/lần

Lưu ý:

Thuốc có thể pha cùng với các loại phân bón và thuốc BVTV khác.

Không gây nguy hiểm khi sử dụng, bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, xa tầm tay trẻ em.

– Biện pháp hoá học:

Viben C 50 BTN 0,3 % (2-4 lít dung dịch/gốc) kết hợp với một trong các loại thuốc trừ tuyến trùng như: Tervigo 020SC, Oncol 20 ND 0,3 % (2-4 lít dung dịch/gốc), xử lý 2-4 lần vào mùa mưa, mỗi lần xử lý cách nhau 1 tháng để phòng trừ, các loại thuốc hạt và bột cần được rải ở độ sâu 10-20 cm, sau đó lấp đất lại.

Việc xử lý thuốc nên được thực hiện trong điều kiện đất đủ ẩm.

Bệnh chết nhanh do nấm Phytophthora

Triệu chứng:

Bệnh xuất hiện trên tất cả các bộ phận và ở các giai đoạn sinh trưởng của cây tiêu, nhưng phổ biến nhất là ở phần thân nằm trong đất và nơi tiếp giáp với mặt đất, khi nấm bệnh tấn công vào phần thân ngầm sẽ làm cây tiêu chết đột ngột và gọi là bệnh chết nhanh.

Dây tiêu bị bệnh có triệu chứng lá bị héo nhưng vẫn còn xanh. Sau đó lá úa vàng, héo rũ, chết khô cùng với dây trên cây. Thời gian từ khi lá bắt đầu héo đến khi dây tiêu bị chết rất nhanh, thường chỉ trong vòng 5-15 ngày.

Nguyên nhân gây bệnh

+ Bệnh do tuyến trùng tấn công rễ sau đó tạo điều kiện cho nấm Phytophthora spp. gây hại.chet nhanh

+ Bệnh chết nhanh thường xuất hiện trong mùa mưa và tập trung ở những vườn không thoát nước tốt, năm nào mưa nhiều và kéo dài thì bệnh thường gây hại nặng và lây lan nhanh, đôi khi thành dịch. Ngược lại những năm có hạn hán kéo dài, cây sinh trưởng kém và sức đề kháng của cây yếu nên cây cũng dễ bị nấm tấn công hơn trong mùa mưa.

+ Nấm bệnh chủ yếu sống trong đất và lây lan từ đất qua nước mưa; nước tưới; thân, cành, lá tiêu bị bệnh rụng xuống đất. Thân, cành, lá thường bị nhiễm bệnh trong mùa mưa. Các vườn ẩm thấp, các cây có bộ tán lá rậm rạp là điều kiện thích hợp cho nấm bệnh phát triển.

Biện pháp phòng trừ

Do diễn biến bệnh trên đồng ruộng rất nhanh, thường khi lá bắt đầu héo thì nấm đã ăn sâu vào bên trong các bộ phận của cây, nên đối với bệnh này phòng bệnh là chủ yếu. Để phòng trừ bệnh cần phải sử dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp, đặc biệt chú trọng biện pháp canh tác và sinh học.

+ Trồng giống kháng bệnh

+ Trồng tiêu trên đất thoát nước, tạo rãnh thoát nước trong mùa mưa.

+ Tránh làm tổn thương rễ

+ Bón phân cân đối, tăng cường phân hữu cơ, vôi

+ Sử dụng các chế phẩm sinh học như Trichotec để hạn chế sự phát triển của nấm Phytophthora.

– Biện pháp sinh học:

Dùng Eco Killer tuỳ theo mục đích sử dụng:

Mục đích Liều dùng (500g) Cách dùng
Trị bệnh 200-300lít nước Phun cách nhau 3-5 ngày/lần
Phòng bệnh 400-600 lít nước Phun định kỳ 15-30 ngày/lần

Lưu ý:

Thuốc có thể pha cùng với các loại phân bón và thuốc BVTV khác.

Không gây nguy hiểm khi sử dụng, bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, xa tầm tay trẻ em.

Hoặc dùng biện pháp hoá học:

– Xử lý hom giống trước khi trồng bằng một trong các loại thuốc sau Aliette 80 WP (0,1%), Ridomil Gold 68 WP (0,1%), Rovral 50 WP (0,1%). Phòng trừ bằng biện pháp hóa học: Sử dụng một trong các loại thuốc sau Aliette 80 WP, Ridomil MZ 72 WP, Ridomil Gold 68 WP, Mexyl MZ 72 WP với nồng độ 0,3 %, liều lượng 2-4 lít dung dịch/gốc, Rovral 50WP, Viben C 50BHN, xử lý vào đất đồng thời phun lên cây 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau 15 ngày.

Bệnh khảm lá và xoăn lá

Triệu chứng:

Có nhiều triệu chứng của bệnh virus trên cây tiêu nhưng nhìn chung có 3 triệu chứng phổ biến: khảm lá, khảm lá biến dạng, xoăn lùn.

Triệu chứng khảm lá: Lá không bị biến dạng, có các vết khảm nhẹ trên lá bánh tẻ, giống như triệu chứng thiếu vi lượng. Cây vẫn phát triển bình thường và cho năng suất thấp.

Triệu chứng khảm lá biến dạng: Lá biến dạng, mép lá quăn, gợn  sóng, lá dài và hẹp lại, lá xoăn cuốn vào trong, dày và giòn, bề mặt lá nhăn nhúm. Lá bị mất diệp lục, có khảm đốm vàng hay vệt trắng theo gân chính của lá. Cây vẫn phát triển chiều cao và cho quả, nhưng cành nhánh phát triển kém, cành thường ngắn, nhỏ, ra hoa ít, chùm quả thưa ít hạt, năng suất thấp.xoan la

Triệu chứng xoăn lùn (tiêu điên): Cây bị bệnh thường có lá rất nhỏ, biến dạng, mặt lá sần sùi; lá dày và giòn; mép lá gợn sóng, mất diệp lục từng phần hay toàn bộ lá, ngọn tiêu nhỏ lại và ra rất nhiều ngọn tạo thành búi lớn sát gốc. Các lóng đốt của cây tiêu ngắn lại, làm cho chiều cao cây cũng thấp hẳn so với cây bình thường. Triệu chứng này thường gặp ở vườn tiêu kiến thiết cơ bản.

Nguyên nhân gây bệnh:

+ Do virus gây hại.

+ Do sự chích hút của côn trùng (rầy, rệp, bọ xít), nhện đỏ lây lan.

Biện pháp phòng trừ

+ Không lấy giống từ các vườn đã có triệu chứng bệnh virus, cần chú ý là đôi khi các cây lấy giống chưa thể hiện triệu chứng xoăn lá, khảm lá nhưng virus đã xâm nhập trong cây, do đó cần đề phòng những cây gần các cây đã bị bệnh.

+ Trong quá trình canh tác không nên dùng dao, kéo cắt tỉa các cây bị bệnh, sau đó cắt sang cây khỏe.

+ Các cây đã bị bệnh nặng không thể cứu chữa, thì cần nhổ bỏ và tiêu hủy.

+ Cần phải kiểm tra cây tiêu có các côn trùng môi giới chích hút hay không. Nếu có thì phun một trong các loại thuốc sau Subatox 75EC 0,2%, Suprathion 40 EC 0,2%, Supracide 40 EC 0,2% để tránh lây lan.

Bệnh nấm hồng

Triệu chứng bệnh:

+ Lúc mới bệnh thân và cành tiêu có một lớp nấm màu hồng sau đó chuyển sang màu hồng nhạt, rồi chuyển sang màu sáng trắng.

+ Nấm hồng làm khô nứt lớp vỏ của dây tiêu, làm cho các mạch dẫn nhựa của dây bị hủy hoại, dẫn đến hậu quả dây tiêu khô dần và chết.nam hong

Tác nhân gây bệnh:

+ Do nấm Corticium Salmonicolor gây hại chủ yếu trên thân và cành tiêu.

+ Những vườn tiêu trồng lâu năm bằng choái sống không được tỉa cành choái vào mùa mưa, vườn tiêu quá rậm rạp, độ ẩm không khí cao, bón thừa đạm nhưng thiếu phân lân và Kali, không bón phân hữu cơ thì thường bị bệnh nấm hồng rất nhiều

Biện pháp phòng trừ:

+ Vệ sinh đồng ruộng, tỉa tán, cắt cành thoáng mát, làm rãnh thoát nước của vườn tiêu trong mùa mưa.

+ Vườn tiêu trồng bằng nọc sống hoặc choái sống cần phải được tỉa bớt cành vào đầu mùa mưa và giữa mùa mưa.

+ Bón phân cân đối NPK, phân chuồng hoặc phân gà tạo điều kiện cho cây khỏe để có khả năng kháng bệnh tốt.

+ Thường xuyên kiểm tra và cắt bỏ thân, cành bị bệnh và đem đốt bỏ.

Biện pháp sinh học:

– Pha Fungicide 33ml với 35-40 lít nước phun trực tiếp trên thân, cành, lá cây trồng.

– Chu kỳ 5 – 7 ngày/lần – có thể kết hợp phân bón gốc, bón lá và các sản phẩm thuốc sinh học hữu cơ tưới dưới gốc hoặc phun trên lá.

– Tốt nhất nên phun vào sáng sớm hoặc chiều mát.

– Phun nhiều lần tùy theo tình trạng và cách nhau 5-7 ngày.

– Trường hợp đang có biểu hiện bệnh hại quá nhiều và dịch hại thì dùng liều gấp ba (100ml/35-35 lít nước) hoặc đậm đặc để có hiệu quả nhanh nhất – không lo quá liều quá lượng

Biện pháp hoá học:

+ Dùng thuốc Boocdo 1% phun phòng 1 tháng 1 lần trong suốt mùa mưa.

+ Dùng thuốc Anvil 5SC tỷ lệ pha 1/400 phun 2 lít/ha hiệu quả tốt nhất hoặc dùng thuốc Champion, Benlate phun đều khắp trụ.

Bệnh thán thư

Triệu chứng:
– Trên lá: khi bị nấm bệnh tấn công, ban đầu trên bề mặt của lá tiêu xuất hiện những vùng lá bị nâu vàng sau đó chuyển dần sang màu nâu rồi hóa đen với nhiều hình dạng (tròn, góc cạnh) cũng như kích cỡ khác nhau ở khắp mặt lá. Các vết bệnh có thể xuất hiện ở bất kì vị trí nào trên lá nhưng thường là xuất hiện ở chóp và mép lá, sau đó ăn dần vào bên trong phiến lá.
Về sau khi vết bệnh đã phát triển và cũ có màu xám hay xám trắng, có những vòng đồng tâm bên trong vết bệnh, cũng hay xuất hiện các chấm nhỏ li ti màu đen trên đó. Chung quanh vết cháy có viền đen, phân cách rõ rệt giữa phần mô bệnh và mô khỏe.than thu
Phần lá tiếp xúc với viền đen ngã màu vàng (quầng vàng). Lá bị bệnh nặng sẽ bị vàng, cháy và rụng. Những vùng có vết đốm lớn rất dễ nhận thấy và thường các phần lá bị hoại tử sẽ bong ra để lại những lỗ hổng trên lá.
Tác nhân:
  • Bệnh là do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây nên.
  • Ngoài ra nấm Colletotrichum gloeosporioides còn có các loài C. piperis / C. capsici.
Điều kiện phát sinh và phát triển bệnh:
  • Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng thường phát triển mạnh trong mùa mưa .
  • Bệnh thường xuất hiện ở những cây yếu kém, không có đầy đủ chất dinh dưỡng và yếu kém nên sức chống chịu thấp.
  • Thời tiết nóng ẩm, chăm sóc kém, thiếu phân bón, mùa khô tưới nước không đủ bệnh sẽ phát triển mạnh. Bệnh cũng gia tăng trên nền đất trồng nghèo hữu cơ, bón thiếu kali.
  • Các vệt cháy thường xuất hiện ở đầu mép lá.

Bệnh cũng có thể tấn công vào gié bông, gié quả làm bông, hạt bị khô đen hoặc cũng có thể gây hại thân nhánh cây tiêu làm tháo đốt, khô cành. Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng thường phát triển mạnh trong mùa mưa.

Phòng trừ: 

– Để phòng trị nên giữ cho vườn tiêu được thoáng mát, không úng nước.
– Bón phân hữu cơ cho vườn tiêu tạo cho đất tơi xốp.
– Thu dọn cành, lá bị bệnh đem ra khỏi vườn tiêu hủy.
– Bón phân cân đối và đầy đủ trung vi lượng.
– Phun thuốc khi bệnh mới xuất hiện :

Biện pháp sinh học:

– Pha Fungicide 33ml với 35-40 lít nước phun trực tiếp trên thân, cành, lá cây trồng.

– Chu kỳ 5 – 7 ngày/lần – có thể kết hợp phân bón gốc, bón lá và các sản phẩm thuốc sinh học hữu cơ tưới dưới gốc hoặc phun trên lá.

– Tốt nhất nên phun vào sáng sớm hoặc chiều mát.

– Phun nhiều lần tùy theo tình trạng và cách nhau 5-7 ngày.

– Trường hợp đang có biểu hiện bệnh hại quá nhiều và dịch hại thì dùng liều gấp ba (100ml/35-35 lít nước) hoặc đậm đặc để có hiệu quả nhanh nhất – không lo quá liều quá lượng

Biện pháp hoá học:

  • Sử dụng Aviso 350SC (20 ml/16 lít nước)
  • Manozeb 80WP (10 ml/16 lít nước).
  • Catcat 250EC (10 ml/16 lít nước).

Lưu ý: Tùy theo tình hình bệnh phun lại lần 2 sau 7 ngày.

Bệnh đen lá

 Tác nhân:

  • Do nấm Lasiodiplodia theobromae.
  • Nấm tồn tại ở dạng sợi và bào tử trên tàn dư cây bệnh. Bệnh đen lá phổ biến ở các vườn tiêu, phát sinh nhiều vào mùa mưa, ẩm độ vườn tiêu cao, trời nóng, bộ rễ bị úng nước.

Triệu chứng gây hại :

  • Trên lá vết bệnh xuất hiện ở giữa lá hoặc ở chóp lá những đốm vàng, nhỏ, sau lớn dần biến màu đen. Khi vết bệnh già màu hơi bạc không có quầng đen viền quanh (đặc điểm để phân biệt với bệnh thán thư).
  • Bệnh hại trên cành nhánh làm đốt thân nâu đen rụng dần từ ngọn trở xuống làm tán tiêu trơ trụi. den la 1than thu 1

Phòng trừ:

  • Vệ sinh vườn tiêu sạch sẽ, gốc tiêu thông thoáng.
  • Chăm sóc cây tiêu sinh trưởng tốt.
  • Cắt bỏ các lá và nhánh bị bệnh nặng, tập trung tiêu hủy.
  • Khi bệnh phát sinh dùng thuốc phòng trừ như bệnh thán thư.

Biện pháp sinh học:

– Pha Fungicide 33ml với 35-40 lít nước phun trực tiếp trên thân, cành, lá cây trồng.

– Chu kỳ 5 – 7 ngày/lần – có thể kết hợp phân bón gốc, bón lá và các sản phẩm thuốc sinh học hữu cơ tưới dưới gốc hoặc phun trên lá.

– Tốt nhất nên phun vào sáng sớm hoặc chiều mát.

– Phun nhiều lần tùy theo tình trạng và cách nhau 5-7 ngày.

– Trường hợp đang có biểu hiện bệnh hại quá nhiều và dịch hại thì dùng liều gấp ba (100ml/35-35 lít nước) hoặc đậm đặc để có hiệu quả nhanh nhất – không lo quá liều quá lượng

Hoặc dùng biện pháp hoá học:

+ Pha 10gr – 15 gr thuốc Sumi Eight cho bình phun 16 lít, phun từ 600 lít nước – 800 lít nước cho 1 ha.

+ Phun khi bệnh vừa bắt đầu xuất hiện, phun định kỳ từ 15 – 20 ngày nếu bệnh gây hại nặng, phun tập trung vào chỗ bị bệnh như  tán lá.

Bệnh tảo đỏ: 

Nguyên nhân:

Do tảo Cephaleuros viescens gây ra.

Biểu hiện:

Là những đốm màu nâu xám có kích thước từ 1-5mm ở phía trên lá tiêu và mặt hướng ánh sáng của trái tiêu còn xanh, gây giảm quang hợp của lá, gây thối trái làm biến dạng hạt tiêu khô sau thu hoạch, gây bong tróc vỏ hạt và để lại vết thâm đen trên hạt tiêu sọ.tao do

Các vết bệnh thường xuất hiện ở mặt trên lá. Vết bệnh tròn, có màu cam, rờ thấy như lớp nhung mịn, hơi gồ lên trên bề mặt lá. Bệnh cũng có thể tấn công cành quả và dây thân.

Phòng và trị bệnh:

Bệnh thường phát triển khi vườn cây có độ ẩm cao, vì vậy phải tạo cho vườn tiêu thông thoáng, thoát nước tốt, bón phân cân đối giữa hoá học và hữu cơ sinh học. Sau khi thu hoạch tiến hành rửa vườn và khi bị bệnh ta dùng các loại thuốc gốc đồng như Boóc-đô(Bordaux), COC 85WP, VIDOC 80WP….

Bà con có thể chọn một trong những phương pháp phòng trừ bệnh trên, tuy nhiên bà con nên sử dụng phân bón sinh học hữu cơ sẽ giúp cây phát triển bền vững, giảm được các mối nguy hại về sức khoẻ con người, năng cao nâng suất, và điều quan trọng là giải pháp cho nông sản được xuất khẩu sang thị trường khó tính như Mỹ, Hàn Quốc, Australia, Canada, Nhật Bản…

Cuối cùng, cám ơn bà con đã theo dõi bài viết, xin kính chúc quý bà con sức khoẻ, vụ mùa bội thu!

Rate this post
author-avatar

About Mạnh Quân

Hoà cùng xu hướng phát triển tương lai, với khát vọng ứng dụng công nghệ sinh học vào ngành nông nghiệp, công ty đã được thành lập để tập trung vào việc cung cấp các dịch vụ, sản phẩm nông nghiệp an toàn và hiệu quả, vì một nền nông nghiệp sạch và bền vững. “NUÔI CÂY LÀ NUÔI ĐẤT” – BioSacotec đang làm điều đó hằng ngày, để giúp cây trồng phát triển khoẻ mạnh và bền vững. Đó là nhiệm vụ cũng như sứ mệnh của chúng tôi!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *