Chăm Sóc Cây Ăn Trái, Chăm Sóc Cây Trồng

PHÒNG NGỪA RỆP SÁP Ở CÂY SẦU RIÊNG

Phòng ngừa bệnh rệp sám

PHÒNG NGỪA RỆP SÁP Ở CÂY SẦU RIÊNG

Nguyên nhân

Do Planococcus sp (thuộc họ rệp sáp trắng) và Pseudococcus sp.

Thời điểm xuất hiện Rệp sáp

Rệp sáp gây hại quanh năm trong vườn sầu riêng nhưng bình thường chúng trú ẩn dưới rễ nên nhà vườn khó nhận biết.

SR12

Thời điểm biểu hiện rõ nhất là khi cây sầu riêng trong giai đoạn bông – xổ nhụy – trái non

Để nhận biết sớm trong vườn có rệp sáp hay không, chúng ta cần chú ý đến những yếu tố sau:

+ Những vườn sầu riêng có trồng xen cây trồng khác như: tiêu, cà phê, bơ, ổi… sẽ dễ xuất hiện rệp sáp

+ Vườn có nấm bồ hóng xuất hiện

+ Trong điều kiện khô hạn (thiếu nước tưới, mô đất cao…) rệp sáp sẽ xuất hiện và gây hại nặng hơn

Về đặc điểm hình thái

– Rệp cái trưởng thành hình bầu dục, không cánh, dài 2,5-5mm, ngang 2-3mm màu hồng thân có phủ lớp sáp trắng, quanh thân có các tia sáp trắng dài, rệp đực trưởng thành dài 1mm, màu xám nhạt, có đôi cánh mỏng.rep 2

– Rệp sáp đẻ 1 lần tầm 200-250 trứng, vào mùa nắng nhiệt độ tầm 28 độ, tỉ lệ trứng nở cao trung bình là 91%, nở sau 3-5 ngày. Vòng đời của rệp sáp cũng phụ thuộc vào thời tiết, biến động trong khoảng 45-60 ngày tuổi

Cách thức gây hại và Dấu hiệu nhận biết rệp

– Giai đoạn mới ký sinh, rệp sáp thường tập trung ở phần tiếp giáp giữa gốc cây và mặt đất hoặc ở những khe, rãnh trên rễ cây phần nằm dưới mặt đất. Sau đó rệp di chuyển dần sang các rễ bên. Rệp phát triển và gây hại từ giai đoạn rễ còn non cho đến khi rễ cây chết hoàn toàn.

– Sự gây hại của rệp sáp sẽ đi theo bộ 3: Rệp – Kiến – nấm Bồ Hóng

+ Rệp là loài di chuyển rất chậm chạp và rất ít di chuyển.

+ Kiến sẽ đảm nhiệm vai trò mang rệp đi khắp nơi và rệp tiết ra chất ngọt hấp dẫn kiến. Kiến tha đến đâu thì rệp sẽ gây hại ở đó.

+ Chất bài tiết của rệp lại là thức ăn và môi trường sống của nấm bồ hóng (bào tử nấm có màu đen) tiếp tục gây hại cho cây tại các bộ phận đã bị hại ở trên, làm giảm năng suất và chất lượng trái.

+ Chất thải của rệp sáp còn là thức ăn cho kiến đỏ và kiến đen sống cộng sinh trên cây; kiến đỏ tha rệp chui xuống đất và rệp tiếp tục bám chích hút nhựa ở gốc cây, rễ cây, làm cho cây tiêu cằn cỗi, lá vàng, ra hoa kết trái rất kém rồi héo dần và chết khi bộ rễ bị hỏng nặng.

Lưu ý: Không phải loài kiến nào cũng tha rệp đi, thường thì có 3 loại kiến chính là: kiến đen, kiến vàng, kiến cao cẳng.

Tác hại của rệp sáp trên cây sâu riêng

Rệp sáp tấn công hầu hết các bộ phận của cây (rễ, lá, cảnh, bông, trái), nhưng gây hại rõ nhất và nặng nhất khi cây có bông và trái non:

+ Trên bông: làm teo tóp cuống bông nếu tấn công ở cuống, tấn công ở bông làm bông thiếu hạt phấn, vàng, héo, dễ rụng.

+ Trên trái non: làm teo tóp cuống trái, trái bị gai to – gai nhỏ không đều. Trái bị méo mó, vàng gai, không lớn và dễ bị rụng.

+ Ngoài ra, rệp sáp tấn công dưới rễ : rệp sáp chích hút rễ gây phù rễ, rễ chậm phát triển. Đồng thời vết chích của rệp sáp tạo vết thương hở điều kiện cho nhiều loại nấm gây hại (thối rễ, xì mủ…)

Hướng dân cách phòng ngừa và phòng trị Rệp Sáp

Phòng ngừa

+ Trong vườn sầu riêng hạn chế trồng xen những cây thu hút rệp sáp như: cà phê, tiêu, bơ, na, ổi…

+ Nếu có trồng xen thì chú ý tưới dưới gốc thuốc phòng ngừa rệp sáp định kì do rệp sáp sống dưới rễ.

+ Ngoài ra, giai đoạn sau khi xổ nhụy thì rệp sáp sẽ phát triển mạnh do đó cần tưới thuốc ngừa thường xuyên. Hoạt chất thuốc ngừa rệp sáp như: SCT 08, Abamectin, Emamectin, Chlopyrifos Ethyl + Cypermethrin,…rep sap hai sau rieng 1

+ Nếu thấy trong vườn có kiến thì cần diệt kiến để hạn chế kiến tha rệp sáp từ dưới gốc lên cây và từ cây này sang cây khác. Đồng thời dọn sạch cỏ rác, lá cây mục xung quanh gốc, vì đây là nơi trú ngụ của kiến.

+ Tưới đủ nước để hạn chế sự phát triển của rệp sáp. Trong giai đoạn ra bông và trái non cần cung cấp đủ nước để cho đất không bị khô

Phòng trị

Diệt đồng thời cả rệp và kiến:

+ Kiến: Rãi hoặc tưới gốc các loại thuốc có hoạt chất như: Fipronil, Carbonsufan, Thiamethoxam…

+ Rệp sáp: Giai đoạn cây đang xổ nhụy hoặc trái non thì cần sử dụng các thuốc sinh học hoặc thuốc có tính mát để tránh làm ảnh hưởng đến bông và trái non như: SCT 08, Abamectin, Emamectin, Spirotetramat…

Một số lưu ý khi phòng trị rệp sáp như sau:

+ Đất phải ẩm trước khi tưới thuốc trị rệp sáp

+ Tưới nhiều và đủ lượng nước thuốc

+ Khi rệp sáp sinh sản và có mật số nhiều thì chúng có tập tính xếp chồng lên nhau thành nhiều lớp. Do đó để diệt triệt để rệp sáp cần phải kiên trì bằng cách tưới hoặc phun xịt ít nhất 3 lần, mỗi lần cách nhau 3-5 ngày để diệt đến lớp rệp sáp cuối cùng.

Cuối cùng, cám ơn bà con đã theo dõi bài viết, xin kính chúc quý bà con sức khoẻ, vụ mùa bội thu!

Rate this post
author-avatar

About Mạnh Quân

Hoà cùng xu hướng phát triển tương lai, với khát vọng ứng dụng công nghệ sinh học vào ngành nông nghiệp, công ty đã được thành lập để tập trung vào việc cung cấp các dịch vụ, sản phẩm nông nghiệp an toàn và hiệu quả, vì một nền nông nghiệp sạch và bền vững. “NUÔI CÂY LÀ NUÔI ĐẤT” – BioSacotec đang làm điều đó hằng ngày, để giúp cây trồng phát triển khoẻ mạnh và bền vững. Đó là nhiệm vụ cũng như sứ mệnh của chúng tôi!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *