Chăm Sóc Cây Ăn Trái, Chăm Sóc Cây Trồng

PHÒNG TRỊ BỆNH CHẢY GÔM, XÌ MỦ TRÊN CÂY MÍT

9k=

Bệnh chảy mủ trên cây mít là một trong số những bệnh nguy hiểm ảnh hưởng lớn tới năng suất, chất lượng và tuổi thọ của cây. Dưới đây là một số biện pháp phòng và chữa bệnh chảy mủ hiệu quả.

NGUYÊN NHÂN

Bệnh xì gôm chảy nhựa mủ ở gốc do chủng nấm Phytophthora sp. gây ra (loài Phytophthora parasitica và Phytophthora citrophthora thường gây bệnh trên các bộ phận trên mặt đất của cây đặc biệt là phần gần sát phía gốc).

ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH

Bệnh thường phát sinh và phát triển mạnh trên những vườn cây ăn quả kém chăm sóc, dinh dưỡng không cân đối, đất thiếu hữu cơ.

Cây trồng với mật độ quá dày thiếu ánh sáng, vùng đất trũng thấp, thường xuyên ngập nước có độ ẩm cao, khó tiêu nước.

Bệnh thường phát triển mạnh trong điều kiện mưa ẩm (hoặc vừa kết thúc mưa ẩm chuyển sang nắng ráo), nhiệt độ thích hợp để bệnh phát triển mạnh 18-26oC.

Bệnh xảy ra trên các vườn mít quá ẩm ướt và có nhiều loại sâu hại chích hút nhựa cây, gây những vết thương hở trên thân cây.

TRIỆU CHỨNG BIỂU HIỆN

Khi mới phát sinh vết bệnh thường bị sũng nước (phần sát gốc), sau đó thối nâu có thể ăn sâu cả vào gỗ và có mùi hôi khó chịu. Khi bệnh nặng vết bệnh phát triển xung quanh phần gốc và có thể lan lên cành cấp 1.

Tại các vết bệnh xuất hiện các dịch nhựa màu vàng (do nấm hại các tế bào vỏ cây làm chúng mất nước và thối nhũn tạo ra dịch nhầy màu vàng). Sau một thời gian dịch vàng này mất nước (bị khô một phần) tạo ra một loại dịch dạng gel có màu vàng sẫm dẻo trông giống như gôm vì thế một số nơi còn gọi là bệnh xì gôm, chảy mủ.

Bệnh phát triển nhanh trong điều kiện nóng ẩm khi phát hiện thường là ở trạng thái bệnh đã nặng vết loét đã ăn sâu vào thân cây.

XI GOM XI GOM1
Trong nhiều trường hợp bệnh phát sinh tại cổ rễ rồi lan xuống các rễ chính, làm cho các rễ tơ không phát triển được, khiến cho cây còi cọc, khi bệnh lây lan toàn bộ rễ hầu hết các cây này không thể cứu chữa và chúng thường chết lụi dần.

CƠ CHẾ GÂY RA BỆNH CHẢY GÔM, XÌ MỦ

Trong điều kiện tự nhiên thuận lợi cho nấm bệnh phát triển như ( vườn mít mật độ trồng dày, thiếu ánh sáng, mưa ẩm, kém thoát nước) nấm Phytophthora sp. phát sinh mạnh mẽ và xâm nhập vào cây trồng theo những cách sau:

+ Trong quá trình hấp thu dinh dưỡng và nước của bộ rễ:

Phần lông hút và phần rễ còn non chúng tiết ra một số acid hữu cơ (bộ rễ có thể là cộng sinh với một số vi sinh vật) việc này giúp hòa tan dinh dưỡng để thuận lợi cho việc hấp thu dinh dưỡng của cây.  Các chất này thu hút các loài nấm bệnh trong số đó có Phytophthora sp.

Loài nấm này lúc đầu có thể chưa xâm nhập được ngay vào phần chóp rễ (rễ non), tuy nhiên qua thời gian bộ rễ bị tổn thương cơ giới hoặc bị tuyến trùng hại mà nấm Phytophthora sp. có thể dễ dàng xâm nhập vào bộ rễ sau đó phát triển mạnh rồi lây lan rộng.

+ Các bào tử nấm khi phát triển

Chúng sẽ xâm nhập qua các vết thương hở của thân cây, vỏ cây phần sát gốc gây do các loại sâu bọ đục thân gây ra. Sau một thời gian chúng phát triển mạnh và gây bệnh.

BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA

Trước khi trồng ta nên chọn cây giống khỏe mạnh không bị sâu bệnh. Cây giống nên mua tại các trung tâm cây giống chất lượng đảm bảo an toàn uy tín.

Không trồng với mật độ quá dày, cây sẽ đan tán nhau, phần phía dưới gốc thường xuyên thiếu ánh sáng là điều kiện bệnh phát sinh, phát triển mạnh.

Thường xuyên cắt tỉa tán thông thoáng. Nên định kỳ dọn và thu gom cỏ dại, không để cỏ dại phát triển mạnh.

Bón phân cân đối và đẩy đủ, không thừa đạm, bổ sung dinh dưỡng trung vi lượng phù hợp theo từng giai đoạn phát triển của cây. Ưu tiên sử dụng phân bón hữu cơ sinh học (qua lá và gốc). Luôn duy trì ổn định hàm lượng hữu cơ trong đất, đất thiếu hữu cơ sẽ là tiền đề cho bệnh lây lan và phát triển mạnh, bộ rễ kém phát triển.

Bệnh xì mủ thường xuất hiện ở phía dưới gần sát gốc cây nên ta có thể sử dụng dung dich vôi và đồng (Tinh chất đồng) để quét gốc định kì trước mỗi mùa mua.

Nếu phát hiện biểu hiện bệnh thì có thể àm theo cách sau đây:

+ Dùng dao tách cạo bỏ hết phần vỏ làm sạch chỗ bị bệnh (nhớ thu gom chỗ vỏ bị bệnh vừa cạo ra khỏi vườn và tiêu huỷ). Rồi dùng 250 ml Phytopin Gold + 100-200ml Tinh chất đồng (nano Đồng) pha với khoảng 500ml nước sạch trộn đều, lấy chổi hay cọ sơn nhúng nước thuốc quét lên chỗ bị bệnh vừa cạo và vùng lân cận từ 2-3 lần đến khi vết thương khô đi.

+ Phun và kết hợp tưới ngừa xung quanh gốc với các loại thuốc như Apine 80 WG, Mexyl MZ 72 WP hoặc sử dụng sản phẩm Eco Killer, Phytopin Gold phun phòng ngừa trước mỗi giai đoạn và khi mới phát hiện bệnh. Có thể phun hoặc tưới lập lại sau 5 – 7 ngày nếu bệnh nặng hoặc phun và tưới định kỳ với các vườn mới trồng khi cây khoảng 1 năm tuổi.

Một số sản phẩm gợi ý

DENTIEU

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *