Chăm Sóc Cây Ăn Trái

QUY TRÌNH KỸ THUẬT BÓN PHÂN CHO CÂY CAM

phân bón cho cây cam

Hôm nay chúng tôi xin giới thiệu cho bà con quy trình kỳ thuật chung để bón phân cho cây cam các loại giúp bà con tăng năng suất, giảm công sức về lâu dài.

Cây cam là một loại cây trồng chủ lực ở các tỉnh phía Bắc, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và đời sống cho đại bộ phận người nông dân. Hiện nay có rất nhiều loại cam đặc sản cho hiệu quả kinh tế cao như : Cam Cao Phong, Xã Đoài, cam Vinh…..
Nhưng để đạt được hiệu quả kinh tế ngoài chất lượng giống và điều kiện tự nhiên thì quy trình chăm sóc cũng như cách thức bón phân cũng cần được chú trọng. Theo nhu cầu thị trường hiện nay, thì xu hướng sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ đang được đẩy mạnh. Vì thế nên các loại phân bón hữu cơ sinh học được sản xuất và đưa vào sử dụng ngày càng nhiều.
Hôm nay chúng tôi xin giới thiệu cho bà con quy trình kỳ thuật bón phân cho cây cam bằng phân bón hữu cơ sinh học Eco Nutrients.

cây cam

Yêu cầu sinh thái của cam, quýt.

  • Nhiệt độ: Cây cam có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới nóng ẩm nên chúng thích hợp với khí hậu ấm, tuy nhiên chúng lại có phạm vi phân bố rộng, một số giống cam có thể sinh trưởng ở nhiệt độ thấp. Cây cam sinh trưởng tốt ở nhiệt độ 23 – 29 độ C. Ở nước ta trừ một số vùng có sương muối kéo dài, thì các vùng khác có thể phù hợp với việc trồng cây cam.
  • Ánh sáng: cây cam quýt thích hợp với cường độ ánh sáng từ 10.000 – 15.000 lux, cam quýt không ưa ánh sáng trực xạ, ưu ánh sáng tán xạ. Nhưng không nên trồng cây cam ở dưới những cây to vì sâu bệnh có thể gây hại cho trái cam. Chúng ta nên trồng cây ở mật độ hợp lý, nơi thoáng mát và tránh ánh nắng mặt trời. Các giống khác nhau có yêu cầu về ánh sáng khác nhau.
  • Nước : Cam, quýt là giống cây có đặc tính ưa ẩm và chịu hạn kém. Chúng có nhu cầu nước cao ở những giai đoạn: nảy mâm, phân hóa mầm hoa, tạo quả và phát triển quả. Nhưng chúng lại là loại cây chịu úng kém. Ở những nơi có lượng mưa 1500 – 2000mm/ năm rất thích hợp trồng cây cam, quýt.
  • Thổ nhưỡng và chất dinh dưỡng :
  • Thổ nhưỡng: Cây cam thích hợp với vùng đất có nhiều mùn, khả năng thấm nước và thoát nước tốt, có tầng đất dày, giữ ẩm tốt. Không nên trồng cam ở nơi có đất sét nặng, đất cát già hoặc tầng đất mỏng. Độ pH của đất thích hợp trồng cam là từ 5.5 – 6 . Những nơi có pH thấp thì nên bón phân để nâng độ pH lên.
  • Nhu cầu dinh dưỡng: Để cây phát triển tốt cũng như các loài cây khác, cây câm cũng cần được cung cấp cân đối và đầy đủ các nguyên tố đa lượng NPK và các nguyên tố vi lượng như Ca, Mg….

+ Đạm: là nguyên tố đa lượng quyết định đến năng suất và phẩm chất quả. Đạm đảy mạnh sự phát triển của thân, lá, cành và hình thành lộc mới. Tuy nhiên nhiều đạm quá lại ảnh hưởng không tốt đến chất lượng quả như quả to, vỏ dày, hàm lượng vitamin C có trong quả thấp….. Thiếu đạm đẫn đến suy giảm diệp lục ở lá, lá dễ rụng, nhánh dễ chết khô, quả nhỏ, mỏng vỏ. Cây cam hấp thụ đạm nhiều nhất từ tháng 2 đến tháng 12.
+ Phân lân: rất cần trong việc phân hóa mầm hoa. Thiếu phân lân thân cây sinh trưởng kém, lá rụng nhiều, rẽ kém phát triển. Phân Lân có tác dụng làm giảm hàm lương acid trong quả, nâng cao tỉ lệ đường/acid , quả sẽ ngon hơn.
+ Kali: nguyên tố này cần thiết cho quá trình tạo quả của cây cam. Chất lượng quả phụ thuộc chủ yếu vào nguyên tố này. Cây được cung cấp đầy đủ kali thì có quả to,ngọt và cất giữ được lâu trong quá trình vận chuyển. Nhưng nếu bón thừa kali thì cành lá sinh trưởng chậm, cây kém phát triển. Nếu trong đất chứa nhiều hàm lượng Kali sẽ ngăn cản quá trình hấp thu Ca, Mg, làm quả to nhưng hình thức không đẹp.
+ Magie: đây không phải là chất đa lượng nhưng nguyên tố này lại ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cây có múi, trong đó có cây cam.
Tùy thuộc vào từng loại thổ nhưỡng, mức độ thiếu hụt, dư thừa các nguyên tố mà ảnh hưởng đến năng suất cây trồng và chất lượng quả. Bón phân đầy đủ và đúng quy trình sẽ giúp phần nâng cao năng suất hiệu quả kinh tế cây trồng.

Quy trình sử dụng phân bón hữu cơ sinh học Eco – Nutrients.

 

Dùng Eco – Nutrients để xử lý đất trước khi trồng.

 

  • Dùng để làm đất tơi xốp : Kết hợp 1000 ml Eco – Hydro Fish và 2 kg Eco – Fish Bloom hòa vào 600 lít nước để phun ẩm đất. Các lần phun cách nhau từ 3 – 5 ngày, trung bình khoảng 4 lít / cây, phun 3 lần đất sẽ trở nên mềm và tơi xốp hơn. Trong quá trình phun bà con nên cày xới để đất tơi xốp hơn.
  • Mật độ trồng cây:

+ Đối với các cây ghép gốc gieo hạt là 300 – 500 cây/ ha. Khoảng các giữa các cây và hàng là 4x5m.
+ Đối với các loại cây chiết ghép có thể trồng với mật độ lớn hơn khoảng 800 – 1200 cây/ ha. Và khoảng cách 4 x2m, hoặc 3x3m, 3x4m.
+ Ở các tỉnh miền Tây người ta thường đắp thành từng gò cao để trồng. Gò có kích thước 60 – 80 cm và cao 20 – 30 cm.

Sử dụng phân bón hữu cơ sinh học Eco Nutrients để bón và chăm sóc cây sau khi trồng.

  • Thời kỳ nuôi cây đến khi trưởng thành
bón phân cho cây cam khi trưởng thành
  • Thời kỳ ra bông kết trái.
bón phân cho cây cam khi ra bông kết trái

Quy cách sử dụng và bảo quản phân bón hữu cơ sinh học Eco Nutrients

huong dan su dung phan eco nutrients 5

Trên đây chúng tôi đã nêu rõ quy trình, liều lượng, và thời gian bón phân hữu cơ sinh học Eco Nutrients cho cây cam. Hy vọng qua bài viết này bà con có một quy trình kỹ thuật chăm sóc và bón phân cho cây cam của nhà mình để nâng cao hiệu quả kinh tế.

BỘ SẢN PHẨM ECO NUTRIENTS

map biosacotec
PHÂN BÓN HỮU CƠ BIOSACOTEC
Thuộc sở hữu của Công ty CPĐT CÔNG NGHỆ SẠCH SACOTEC, chúng tôi sẽ trả lời bất kỳ thắc mắc cũng như phàn nàn của khách hàng về sản phẩm - dịch vụ mà chúng tôi cung cấp.
HỒ CHÍ MINH

💻Website: biosacotec.com
☎️Điện thoại: 0379 399 843 - 0888 450 606
🌎Địa chỉ: 52A đường Hùng Vương, tổ 08 khu phố La Vân, T.T Ngãi Giao, H. Châu Đức, Bà Rịa Vũng Tàu

0379 399 843
Rate this post
author-avatar

About Mạnh Quân

Xin chào tôi là Mạnh Quân giám đốc Sacotec , chúng tôi đang tập trung vào mảng chăn nuôi, trồng trọt theo hướng hữu cơ sinh học, xu hướng phát triển tất yếu hiện nay. Đi kèm đó là việc phân phối cực kỳ đa dạng các sản phẩm hữu cơ trong và ngoài nước với giá tốt nhất như phân tảo bón lá, phân gà vi sinh, phân đạm cá, chế phẩm sinh học...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *