Chăm Sóc Cây Kiểng, Chăm Sóc Cây Trồng

TRỒNG LAN BẰNG GIÁ THỂ GÌ?

9k=

Để có những chậu lan đẹp như ý muốn, ngoài bước đầu trong việc chọn giống, người chơi lan còn hết sức quan tâm đến các loại giá thể trồng. Hiện nay, giá thể cho lan rất đa dạng về chủng loại và hình thức. Để hỗ trợ người chơi lan có sự lựa chọn giá thể một cách phù hợp nhất, BIOSACOTEC xin giới thiệu các loại giá thể phổ biến và tạo môi trường tốt nhất cho lan của bạn sinh trưởng.

phi diep tim 21

Dớn

Đây là dạng sợi của thân và rễ cây dương xỉ (Cybotium baronletz) là một loại cây mọc nhiều ở các vùng thung lũng đồi núi Đà Lạt. Sở dĩ dớn được chọn vì không bao giờ đóng rêu nhưng hút ẩm tốt. Tuy nhiên, nếu chất trồng toàn dớn thì không có độ thoáng.

dớn 1dớn

Có 2 loại dớn:

Dớn sợi: là loại dớn già, hóa mộc (có dạng từng sợi được ưa chuộng để trồng lan ở thành phố).

Dớn vụn: là những phần non của dớn – loại này sử dụng trồng lan rất tốt ở vùng lạnh vì độ hút ẩm cao, thiếu thoáng khí, giúp nhiệt độ trong chậu cao hơn bên ngoài. Trái lại do điều kiện sinh thái ở thành phố có khác, nên các nhà vườn không nên dùng loại dớn vụn, vì nhiệt độ cao và ẩm độ thấp, nên phải tưới nước nhiều, dớn vụn bị bít dễ làm thối rễ lan. Ngoài ra, điều kiện nóng ẩm thuận lợi cho một số loại côn trùng và nấm bệnh gây hại

Ngoài ra còn có loại dớn mềm xuất thân từ rêu biển, được nhập khẩu từ nước ngoài và đang được sử dụng khá phổ biến ở Việt Nam. Dớn mềm có ưu điểm giữ ẩm rất tốt và rất thích hợp cho hệ rễ lan phát triển. Tuy nhiên, loại này có giá cao, dễ bị rong rêu và úng nước trong mùa mưa.

Gỗ và Lũa

Gỗ giữ nước kém, thoáng bộ rễ, dể tìm kiếm. Không nên dùng gỗ của cây có tinh dầu như thông ngo, dầu, gió bầu(trầm, kỳ nam)…. Nên khoan lỗ, đóng đũa để ghép cho dễ…. Các loại gỗ như vú sữa, nhãn, vải, dẻ, trò, cẩm, sao, dầu, bằng lăng…. Không nên ghép gỗ cà phê, mít, bơ, xoài (trừ trường hợp cây còn sống) vì độ bền mấy loại gỗ này rất tệ, 1-2 năm là nát nhuyễn. Tất cả các loại gỗ bạn nên bóc sạch vỏ.

gỗ lũa

Lũa là phần gỗ còn lại của cây đã chết sau một thời gian dài chịu sự tác động của nấm, vi khuẩn, đất, nước, gió, nhiệt, áp suất… Phần gỗ này có hình thù kỳ quái, hầm hố, bất định. Phần gỗ này cứng hoặc rất cứng, mối mọt cũng chán ăn. Nó có thể là gốc, rễ, mấu, cành hoặc lõi hoặc giác của cây.

Viên đất nung (sỏi nhẹ)

Đây là loại giá thể nhân tạo được nung từ hỗn hợp: đất, đá, sét tự nhiên,…ở 1200ºC. Loại này khá phù hợp cho nhiều loại lan. Viên đất nung thường có kết cấu ổn định, bên trong thoáng khí, nhẹ, tạo độ thông thoáng cho rễ lan và có khả năng giữ nước nên việc trồng trên giá thể này được nhiều người lựa chọn.

viên đất nung

Vỏ dừa

Vỏ dừa miếng và vỏ dừa chặt khúc từ lâu đã được xem như một loại giá thể gần gũi, rẻ tiền trong trồng lan. Ưu điểm của loại giá thể này là có khả năng giữ ẩm tốt, thích hợp cho việc trồng các loại lan đa thân như: Vũ nữ, Dendro,… Tuy nhiên, đây là giá thể dễ mục, dễ mọc rêu, không thoáng và phải sử dụng thuốc ngừa sâu bệnh thường xuyên.

xo dua

Trước khi sử dụng, nên xử lý qua với  nước vôi 5% hoặc NaOH 2%. Sau một thời gian trồng, tiến hành ngâm cả giá thể và cây vào nước sạch để rửa mặn, giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn.

Vỏ thông

Có xuất xứ từ Đà lạt hoặc nhập ngoại. Giữ nước và độ ẩm, khá thích hợp cho nhiều loại lan cho nên được nhiều người ưa chuộng. Điều bất tiện là loại này giữ lại những thành phần muối có sẵn trong nước và trong phân bón, nhưng chỉ ngấm được chừng 2/3 số Nitrogene trong phân bón và dễ bị mục nát trong khoảng 2-3 năm.

vỏ thông

Than củi

Than là loại giá thể phổ biến, rẻ tiền nhưng vẫn nhận được sự yêu thích của nhiều người chơi lan. Trong than không có mầm bệnh và có khả năng giữ nước tốt, vì thế than sẽ hấp thụ dinh dưỡng qua quá trình bón phân và thải ra dần qua sức hút rất mạnh của rễ lan.

Thời gian mục của giá thể sẽ phụ thuộc vào chất lượng than mà bạn chọn, than càng chắc thì thời gian sử dụng sẽ càng lâu. Than khi dùng nên được chặt nhỏ vừa (kích thước 1 x 3 x 2 cm), không nên chặt quá nhỏ sẽ làm cản trở hô hấp của rễ.

than củi

Để tối ưu trong việc trồng lan, bạn nên chọn những loại lan ít ưa ẩm để trồng trong than. Vì than có khả năng giữ ẩm khá kém, nếu chọn giống không phù hợp rất dễ làm lan bị khô.

Vỏ lạc(đậu phộng), vỏ cà phê, trấu, mùn cưa

Vỏ lạc rất giàu đạm, bạn chỉ cần ngâm 1 lần nước vôi sau đó rửa sạch là dùng được. Độ thoát nước tốt, độ bền 2-3 năm.

Vỏ cà phê om, trấu om (đốt thành than mà cháy không hoàn toàn) chỉ cần rửa bằng nước sạch là dùng được. Độ thoát nước kém dễ làm thối rễ lan.

Mùn cưa gỗ vú sữa, nhãn, vải, dẻ… độ bền 2 năm (nhanh mục). Xử lý ngâm nước vôi sau đó rửa sạch là dùng được.

vỏ đậu phộng

Các loại giá thể này thường dùng cho lan hài, các loại lan con và ươm keiki.

Lời kết

Tùy vào gu chơi lan của từng người, tùy vào điều kiện tự nhiên vùng miền và điều kiện kinh tế và tùy vào mục đích trồng lan mà ta có sự lựa chọn khác nhau. Để kiểm soát nấm bệnh, bệnh thối nhũn, thối rễ BioSacotec đã nghiên cứu và cho ra dòng sản phẩm khắc phục như Trichotec(Phòng ngừa nấm bệnh) và Eco Killer( đặc trị thối rễ, thối thân và héo úa). Chúc bạn trồng và chăm sóc lan thành công.

gia the

Rate this post
author-avatar

About Mạnh Quân

Hoà cùng xu hướng phát triển tương lai, với khát vọng ứng dụng công nghệ sinh học vào ngành nông nghiệp, công ty đã được thành lập để tập trung vào việc cung cấp các dịch vụ, sản phẩm nông nghiệp an toàn và hiệu quả, vì một nền nông nghiệp sạch và bền vững. “NUÔI CÂY LÀ NUÔI ĐẤT” – BioSacotec đang làm điều đó hằng ngày, để giúp cây trồng phát triển khoẻ mạnh và bền vững. Đó là nhiệm vụ cũng như sứ mệnh của chúng tôi!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *