Chăm Sóc Cây Công Nghiệp

VAI TRÒ PHÂN HỮU CƠ VÀ PHÂN VÔ CƠ

Phân vô cơ và hữu cơ

VAI TRÒ CỦA PHÂN HỮU CƠ

Vai trò của phân hữu cơ

– Cung cấp dinh dưỡng, kích thích sinh trưởng cây trồng, tái lập cân bằng và phát triển hệ vi sinh vật đất.

– Tăng độ tơi xốp, tăng khả năng giữ ẩm và giữ dinh dưỡng; tăng hệ số sử dụng phân hóa học.

– Tăng tính thấm nước, hạn chế xói mòn bề mặt.

– Góp phần tăng năng suất cà phê.

Các loại phân hữu cơ

– Phân chuồng (phân trâu, bò, lợn, gia cầm….)

– Tàn dư thực vật (thân, lá các loại cây họ đậu, ngô, lá, vỏ cà phê…..)

– Các loại phân hữu cơ sinh học, hữu cơ vi sinh, hữu cơ khoáng, than bùn…

quy trinh u vo ca phe lam phan bon hieu qua nhat cho ba con 1479109277Hình 1. Vỏ cà phê

phan chuong gfcHình 2. Phân chuồng

img 1898 4400 1523668533 oxasHình 3. Rơm rạ

Thanbun 2 e1560906763335Hình 4. Than bùn

Lượng bón, chu kỳ và kỹ thuật bón phân hữu cơ

– Trung bình khoảng 2 năm thì bón phân hữu cơ cho vườn cà phê. Tuy nhiên, việc bón phân hữu cơ theo độ phì đất được khuyến cáo áp dụng hiện nay.

Bảng 3. Khuyến cáo sử dụng phân hữu cơ dựa vào hàm lượng hữu cơ trong đất.

126840624 167446458410734 3107621285923142491 n

* Hoặc tương đương (khoảng 4 – 5 tấn phân xanh tương đương 1 tấn phân chuồng). Hoặc 5 kg phân chuồng tương đương với 1 kg phân hữu cơ sinh học, hữu cơ vi sinh.

– Phân hữu cơ được bón theo rãnh vào đầu hay giữa mùa mưa. Rãnh được đào dọc theo thành bồn dài ¼ đến ½ chu vi bồn; rộng 20 cm, sâu 20-25 cm, tiến hành bỏ phân, sau đó lấp đất lại. Lần bón sau rãnh được đào theo hướng khác và luân phiên nhau.

– Nếu bón tàn dư thực vật, hoặc thân lá các loại cây họ đậu có thể bón thêm từ 200-500 gam lân nung chảy và một ít đạm (10 – 20 g/hố) để tăng nhanh tốc độ phân giải. Sau đó lấp đất lại.

126327959 1505801919612086 6824259777704692610 n

 

VAI TRÒ PHÂN VÔ CƠ

Phân vô cơ (đa lượng, vi lượng)

Các loại phân vô cơ thông dụng bón cho cà phê

– Phân đạm Urê:

  • Là loại phân trung tính được dùng rộng rãi để bón cho cà phê. Phân có màu trắng hơi ngà hoặc trắng, kết tinh dạng hạt tròn, có đường kính từ 1,0-1,5mm tùy nhà máy sản xuất.
  • Phân urê dễ hút ẩm, tan nhanh trong nước, có phản ứng thu nhiệt mạnh (khi tan trong nước thì nhiệt độ giảm rất nhanh). Urê có hàm lượng đạm nguyên chất cao, thường là 46% N. Thể tích một tấn phân là 1,55 m3.
  • Cần chú ý trong phân urê nếu có chứa lượng biurê > 1% thì ảnh hưởng độc cho cây trồng, đặc biệt là gây cháy lá khi phun.

images 14Hình 1: Phân đạm Urê

 

– Phân đạm Sun phát (SA):

  • Hạt phân có màu trắng ngà, xám hoặc xám xanh, có mùi amoniac (mùi khai nước tiểu). Hàm lượng đạm nguyên chất trong phân từ 20 – 21% N. Ngoài ra trong phân còn chứa 23% S (lưu huỳnh) là chất dinh dưỡng rất cần thiết đối với cà phê.
  • SA là loại phân chua sinh lý, bón liên tục sẽ làm cho đất bị chua. SA tan nhanh trong nước, dễ hút ẩm và dễ vón cục khi bảo quản. Một tấn phân SA có thể tích là 1,25 m3.

Lưu ý: là nếu trong phân SA có chứa >0,5% CNS (cianuasulfur) thì sẽ gây cháy lá cà phê khi bón vào đất.

Ngoài ra còn có các loại phân đạm khác như nitrat canxi Ca(NO3)2 chứa 12 – 15% N, nitrat natri (NaNO3) chứa 14 – 15% N, nitrat amôn (NH4NO3) chứa 33 -35% N.

images 15Hình 2: Phân đạm sun phát (SA)

 

– Phân lân nung chảy:

  • Có màu xanh xám, hạt mịn, óng ánh thủy tinh khi nhìn ngoài sáng.
  • Hàm lượng P2O5 từ 15-16%. Ngoài lân, trong phân còn chứa 28-30% CaO (vôi) và 18-20% MgO, 28-30% SiO2.
  • Lân nung chảy tan chậm trong nước, nếu để nơi ẩm ướt thì dễ bị vón cục ở dạng “xi măng chết”, rất cứng. Thể tích một tấn lân là 0,9 m3.​​​​​​​

– Phân lân supe:

  • Có dạng bột mịn, màu xám hơi nhạt, hơi chua.
  • Hàm lượng P2O5 từ 16-18%. So với lân nung chảy thì lân supe tan nhanh hơn ở trong nước. Ngoài lân ra, trong phân lân supe còn chứa 10-12% S (lưu huỳnh).
  • Loại phân này khi bón trên đất bazan thường bị cố định nhiều hơn so với lân nung chảy, nếu bón nhiều cũng làm cho đất bị chua. Thể tích một tấn phân là 1m3.

– Phân kali clorua (MOP):

  • Là loại phổ phổ biến để bón cho cà phê hiện nay.
  • Phân có dạng hạt mịn hoặc hơi thô, có màu trắng sữa, trắng xám hoặc màu muối ớt. Lượng kali nguyên chất chứa trong phân từ 58 – 61% K2O. Kali tan chậm hơn so với đạm.
  • Phân dễ vón cục nếu bảo quản không tốt. Thể tích một tấn phân là 1,05-1,09 m3.

b8e3243be74c2a53d6ce7db1b5e29107 1Hình 5. Phân kali clorua (MOP)

 

– Kali sun phat (SOP):

  • Hàm lượng K2O trong phân từ 48-50% và S từ 16-18%.
  • Dạng hạt mịn, có màu trắng sữa hoặc trắng ngà. Thể tích của một tấn phân từ 0,71-0,80.

Phân hỗn hợp, phức hợp

  • Là các loại phân chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng cho cây. Đây là loại phân được sản xuất nhằm mục đích phục vụ cho từng loại cây trồng cụ thể trên những loại đất cụ thể (phân chuyên dùng).
  • Ví dụ phân hỗn hợp chuyên dùng cho cà phê kinh doanh như NPK 16-8-16-13S, 20-10-20-S, 15-5-15, 14-7-14-9S-Ca-Mg…; cho cà phê kiến thiết cơ bản như 16-16-8, 20-20-15….

Phân bón có tác dụng cải tạo đất và cung cấp dinh dưỡng trung lượng cho cà phê

– Vôi: Sản phẩm từ đá vôi nghiền hoặc từ vỏ nghêu, sò được nung có chứa từ 54 – 56 % CaO. Bón vôi cho đất trồng cà phê vừa có tác dụng cải thiện độ chua của đất, cung cấp can xi cho cây và tạo điều kiện cho vi sinh vật có lợi phát triển.

– Phân đô lô mít: Chứa 2 nguyên tố Can xi (Ca) và magiê (Mg) vừa có tác dụng cải thiện độ chua của đất, làm tăng chất lượng của đất và cung cấp 2 nguyên tố Ca và Mg cho cà phê.

Lượng bón

Lượng phân bón khuyến cáo chung cho cà phê kinh doanh tùy theo loại đất và năng suất

Khuyến cáo nên áp dụng công nghệ bón phân theo độ phì đất và năng suất đạt được nhằm tăng hiệu quả sử dụng phân bón, giảm chi phí đầu tư, tăng hiệu quả kinh tế và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.

126989741 181320763628448 1783551366714827474 nHình 6: Sơ đồ quy trình phân tích đất hướng dẫn bón phân cho cà phê

 

Phương pháp lấy mẫu đất phân tích để hướng dẫn sử dụng phân bón

– Vị trí lấy mẫu: theo tán cây. Nếu cà phê có làm bồn thì lấy ở mép trong của bồn. Điểm lẫy mẫu phải cách xa bờ lô, đường lô ít nhất 3 m.

– Độ sâu lấy mẫu: 0 – 30 cm.

– Kỹ thuật lấy mẫu: dùng khoan chuyên dụng khoan độ sâu 0 – 30 cm để lấy mẫu; hoặc dùng cuốc đào hố sâu 0 – 30 cm, vét hết đất ở hố, tạo mặt phẳng thẳng đứng 0 – 30 cm, dùng dao hoặc dụng cụ lấy mẫu, hoặc có thể dùng cuốc gọt đều 1 lớp đất từ trên xuống đáy hố, lấy toàn bộ đất rơi xuống hố. Chú ý ở mỗi điểm (hố) chỉ lấy khoảng 100-200 gam đất và gộp lượng đất ở các điểm lấy thành một mẫu. Tổng trọng lượng 1 mẫu đất đem phân tích khoảng 1kg, sau đó gởi mẫu đi phân tích.

– Thời điểm lấy mẫu: tốt nhất trong mùa khô (tháng 12-4). Nếu lấy trong mùa mưa cần lưu ý là phải lấy mẫu khi nắng ráo, sau khi bón phân khoảng 20-30 ngày.

– Mẫu đất được đựng trong túi PE trắng kèm theo một phiếu ghi tên, địa chỉ người gởi mẫu, ngày lấy mẫu, tuổi cà phê, năng suất, lượng phân bón hàng năm, các biện pháp kỹ thuật canh tác khác… để làm cơ sở tính tóan lượng phân bón.

Số lần bón, thời điểm bón

– Phân đạm bón 4 lần/năm.

– Phân lân, phân vi lượng bón 1 lần/năm.

– Phân kali bón 3 lần/năm.

Lưu ý: Lần 1 bón đạm SA vào đợt tưới thứ 2, tưới kỹ cho tan phân.

Cách bón

  • Bón rãi theo hình vành khăn, rộng 15 – 20 cm theo mép tán lá.
  • Xới trộn đều với lớp đất mặt lấp ở độ sâu 5 – 10 cm.
  • Đối với cà phê đã giao tán, có thể bón dọc theo hàng.

Cuối cùng, cám ơn bà con đã theo dõi bài viết, xin kính chúc quý bà con sức khoẻ, vụ mùa bội thu!

Rate this post
author-avatar

About Mạnh Quân

Hoà cùng xu hướng phát triển tương lai, với khát vọng ứng dụng công nghệ sinh học vào ngành nông nghiệp, công ty đã được thành lập để tập trung vào việc cung cấp các dịch vụ, sản phẩm nông nghiệp an toàn và hiệu quả, vì một nền nông nghiệp sạch và bền vững. “NUÔI CÂY LÀ NUÔI ĐẤT” – BioSacotec đang làm điều đó hằng ngày, để giúp cây trồng phát triển khoẻ mạnh và bền vững. Đó là nhiệm vụ cũng như sứ mệnh của chúng tôi!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *