Nuôi Tôm Thẻ

XỬ LÝ AO NUÔI TÔM THẺ KHI XUẤT HIỆN TẢO ĐỘC

tảo trong ao nuôi tôm

Khi ao nuôi có sự xuất hiện của nhiều loại tảo độc thì bà con nông dân nên có những biện pháp để diệt trừ chúng, xử lý nước nuôi tôm thẻ đúng cách để đạt được hiệu quả trong quá trình nuôi.

Tảo trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng có tác dụng tạo màu nước, cung cấp oxi và cân bằng hệ sinh thái nước. Tuy nhiên không phải loại tảo nào cũng mang lại lợi ích cho ao nuôi tôm. Một số loại tảo độc như tảo lam, tảo giáp, tảo mắt,…khi phát triển quá nhiều trong ao nuôi sẽ sản sinh ra nhiều chất độc, gây hiện tượng nở hoa, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của tôm thẻ. Chính vì vậy, khi ao nuôi có sự xuất hiện của nhiều loại tảo độc thì bà con nông dân nên có những biện pháp để diệt trừ chúng, xử lý nước nuôi tôm thẻ đúng cách để đạt được hiệu quả trong quá trình nuôi.
tảo trong ao nuôi tôm
Tảo độc phát triển mạnh gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến tôm nuôi

Nguyên nhân xuất hiện tảo độc

Mưa kéo dài làm độ mặn trong ao giảm nhanh và phân tầng mắt nước tạo điều kiện cho tảo lam phát triển. Khi thời tiết nắng nóng kéo dài kèm theo những cơn mưa giông đột ngột làm các yếu tố môi trường trong ao nuôi thay đổi, quá trình phân hủy mùn bã hữu cơ tăng sinh ra nhiều chất dinh dưỡng tạo điều kiện cho tảo có hại trong ao phát triển.
Bên cạnh đó thức ăn dư, phân tôm trong suốt vụ nuôi, nền đáy dơ bẩn do không cải tạo ao kỹ hay do thời tiết thay đổi thất thường nắng nóng hoặc mưa kéo dài cũng là nguyên nhân chính dẫn đến chất lượng nước ngày càng xấu đi, tảo độc phát triển gây ảnh hưởng đến tôm trong ao nuôi.

Các loại tảo độc thường gặp và tác hại của chúng

To lam

Đây là loại tảo độc trong nuôi thủy sản vì một số loài tiết ra chất độc và một số loài thường gây hiện tượng nở hoa trong nước. Khi tảo lam xuất hiện nhiều trong ao, sẽ làm cho tôm có mùi hôi, tắc nghẽn mang do tảo thải ra chất nhờn ở màng tế bào hay tôm bị phân trắng do tảo trong đường ruột tôm chưa được tiêu hóa. Tảo lam dạng hạt và sợi đều độc như nhau, nhưng dạng sợi thường độc hơn do vướng vào mang tôm và tôm cũng thường ăn phải nhưng không tiêu hóa được.
15
Tảo lam xuất hiện nhiều trong ao nuôi làm tôm có mùi hôi, tắc nghẽn mang

Tảo mắt

Khi tảo mắt phát triển thì nước ao có màu nâu đen, xanh rau má. Quan sát trên kính hiển vi thì tảo mắt di chuyển nhanh trong nước nhờ có lông roi nằm ở đầu trước cơ thể đơn bào có điểm mắt màu đỏ. Tảo mắt xuất hiện trong ao nuôi báo hiệu ao bắt đầu nhiễm bẩn, trong nuôi thâm canh là do thức ăn dư thừa nhiều, với các mô hình ít cho ăn, khi xuất hiện nhóm tảo này là do nguồn nước bị ô nhiễm hoặc nền đáy đã nhiễm bẩn từ trước. Tảo mắt cũng phát triển tốt trong điều kiện ao có nhiều hữu cơ, từ đó ảnh hưởng đến hàm lượng ôxy hòa tan trong ao, nhiễm bẩn môi trường ao nuôi; khi tảo phát triển với số lượng lớn, mật độ cao thì nước ao nuôi sẽ có màu xanh rau má, một số trường hợp màu nâu đen.

Tảo giáp

Khi tảo giáp phát triển với mật độ cao trong ao, nước sẽ có màu nâu đỏ, mặt nước xuất hiện nhiều váng nâu đỏ. Tôm không tiêu hóa được loại tảo này do chúng có vách tế bào cứng, một số trường hợp tôm bị tắt nghẽn đường ruột hoặc bị đứt đoạn khi có quá nhiều tế bào tảo giáp trong ruột. Tác hại nữa của tảo giáp đó là tôm bị nổi đầu về đêm và sáng sớm do thiếu ô xy trong nước và nước bị phát sáng ảnh hưởng đến tập tính sống của tôm nuôi.

Biện pháp diệt trừ tảo độc trong ao nuôi

Để diệt tảo độc có thể dùng đồng sunphat với liều dùng 1/100 độ kiềm. Ví dụ, độ kiềm là 100 mg/l thì cần dùng sunphat đồng với hàm lượng 1 kg/1.000 m3 nước.
Tuy nhiên, việc xử lý làm tảo độc chết nhanh khiến cho nước bị thối. Do vậy, có thể dùng giải pháp vớt bớt tảo nổi trên mặt nước nơi cuối gió, sau đó mới dùng thuốc.
Các biện pháp sinh học và vật lý được xem là phương pháp xử lý hiệu quả và an toàn cho vấn đề này. Ví dụ, để xử lý tảo lam trong ao nuôi thì có thể dùng chế phẩm vi sinh EM (vi sinh vật hữu ích hay còn gọi là chế phẩm sinh học EM – được nhân từ chế phẩm sinh học gốc EM1) để khống chế tảo phát triển. Liều đánh tầm 20 lít EM thứ cấp/1000m3; đánh vào ban đêm, tầm 7-8h tối. Sử dụng chế phẩm sinh học EM thứ cấp kích thích tảo có lợi phát triển và hạn chế tảo hại, tạo màu nước trà loãng đẹp. Bằng cách này giúp bà con quản lý chất lượng nước ao nuôi với chi phí rất thấp so với sử dụng nhiều loại vi sinh trôi nổi trên thị trường.
>> Bài liên quan : BÍ QUYẾT NUÔI TÔM THẺ THÀNH CÔNG BẰNG VI SINH VẬT HỮU HIỆU
Ngoài ra, người nuôi cần tuân thủ một số biện pháp trong quá trình nuôi để kiểm soát tảo độc phát triển quá mức cũng như xử lý nước nuôi tôm thẻ hiệu quả như: cải tạo ao đúng quy trình kỹ thuật, sau mỗi vụ nuôi phải phơi đáy, bón vôi, cải tạo ao cẩn thận; quản lý thức ăn, quản lý môi trường ao nuôi không để dư thừa thức ăn và tránh các nguồn thức ăn như các loại phân gia súc, gia cầm và các nguồn nước thải khác gây ô nhiễm nước ao.
>> Bài liên quan : XỬ LÝ KHÍ ĐỘC H2S TRONG AO NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG
Rate this post
author-avatar

About Mạnh Quân

Xin chào tôi là Mạnh Quân giám đốc Sacotec , chúng tôi đang tập trung vào mảng chăn nuôi, trồng trọt theo hướng hữu cơ sinh học, xu hướng phát triển tất yếu hiện nay. Đi kèm đó là việc phân phối cực kỳ đa dạng các sản phẩm hữu cơ trong và ngoài nước với giá tốt nhất như phân tảo bón lá, phân gà vi sinh, phân đạm cá, chế phẩm sinh học...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *