Chăm Sóc Cây Ăn Trái

CÁC LOẠI BỆNH TRÊN CÂY THANH LONG CÓ THỰC SỰ NAN GIẢI

bệnh đốm nâu trên cây thanh long

CÁC BỆNH TRÊN CÂY THANH LONG THƯỜNG GẶP

Trong những năm gần đây, xuất hiện khá nhiều sâu bệnh gây hại trên thanh long, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng và năng suất của mùa vụ, thiệt hại về kinh tế của bà con. Sau đây bà con cùng  Bio Sacotec tìm hiểu thêm về các bệnh trên cây thanh long thường gặp, đồng thời có những biện pháp phòng trừ bệnh và quản lý vườn hiệu quả hơn nhé!

Thanh long là một loài cây ăn quả có vai trò mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân, được trồng tập trung chủ yếu ở các tỉnh Bình Thuận, Tiền Giang, Long An và rải rác ở một số tỉnh khác. Thanh long dễ trồng nhưng đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc đúng cách để có thể tăng năng suất và chất lượng tốt cho cây trồng. 

Bệnh thối đầu cành, thối ngọn

Bệnh thối ngọn, thối đầu cành do nấm Alternaria sp gây ra thực sự nan giải cho bà con nông dân. Bệnh thường xuất hiện quanh năm, nhất là ở điều kiện nóng ẩm như vào đầu mùa mưa. Cây khi bị bệnh thường chậm phát triển, giảm hẳn số cành. Các cành nhánh bị bệnh thường có những vết bệnh sũng nước, cành chuyển màu vàng nâu, mềm rồi thối nhũn, vết bệnh thường xuất hiện từ ngọn xuống. Bệnh nặng có thể khiến cả trụ thanh long bị chết.

Bệnh thối đầu cành

                                                              Bệnh thối đầu cành

>> Xem thêm bài: BỆNH THỐI NGỌN TRÊN CÂY THANH LONG – TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ

Bệnh đốm nâu

Bệnh sinh trưởng mạnh ở điều kiện độ ẩm cao, buổi sáng có sương mù. Bệnh đốm nâu trên thân và cành có vết bệnh là những đốm tròn màu nâu, giống như mắt cua. Vết bệnh rải rác hoặc tập trung dọc theo thân cành. Bệnh phát triển mạnh khi gặp điều kiện thuận lợi, các vết bệnh liên kết với nhau làm cho cành sần sùi, gây thối từng mảng, cành kém tăng trưởng. Bệnh trên trái làm cho trái non bị rụng, vỏ trái sần sùi, nám cả trái làm giảm giá trị.

>> Xem thêm bài: BỆNH ĐỐM NÂU TRÊN CÂY THANH LONG VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ

 

Bệnh đốm nâu trên cây thanh long

                                                           Bệnh đốm nâu trên thanh long

Bệnh đốm nâu trên cây thanh long

                                                         Biểu hiện của bệnh đốm nâu gây hại trên cây

Bệnh nám cành

Bệnh nám cành thường xuất hiện vào mùa nắng, khi thời tiết thất thường và ở các vườn được chăm sóc kém, vườn vừa thu hoạch. Các vết bệnh xuất hiện ở thân cành như là những vết đốm, vết biến màu và trên đó mọc lên lớp nấm màu xám tro. Bệnh gây hại nghiêm trọng trên thân cành, làm cành bị vàng, hoa và trái non bị rụng, ảnh hưởng lớn đến năng suất thanh long.

>> Xem thêm bài: BỆNH NÁM CÀNH TRÊN CÂY THANH LONG VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ BỆNH

Bệnh thán thư trên trái thanh long

Bệnh thán thư là một loại bệnh phổ biến và nguy hiểm cho cây trồng. Nhiệt độ và độ ẩm không khí cao, mưa nhiều ẩm ướt là điều kiện thuận lợi cho bệnh bùng phát mạnh. Khi cây ra cành non nhiều hoặc khi cây đang ra hoa mà có mưa hoặc sương nhiều bệnh cành tái phát nhanh. Bệnh gây hại nghiêm trọng ở tất cả các giai đoạn ra hoa, sắp thu hoạch và sau khi thu hoạch.

Trên cành có vết bệnh bắt đầu từ phần ngọn hay mép cành lan vào trong, vết thối mềm, có dạng tròn hay bất định, tâm màu nâu đỏ, lõm xuống đặc trưng bởi những vòng tròn đồng tâm màu nâu. Bệnh xuất hiện cả trên nụ hoa, nấm tạo thành những đốm đen nhỏ làm hoa bị biến màu nâu đen rồi rụng. Bệnh thán thư trên trái là những vết bệnh đốm nhỏ sau đó lớn dần và chuyển sang màu nâu sậm, vết bệnh phát triển nhanh thành những mảng thối lõm vào trong vỏ trái.

Nấm bệnh gây ra bệnh thán thư tồn tại trong nguồn xác bã thực vật hoặc trong các cành trái bị bệnh trong vườn, mầm bệnh lây lan chủ yếu trong gió, trong nước và do con người trong quá trình chăm sóc.

Bệnh thán thư trên cây thanh long

                                                        Bệnh thán thư trên thanh long

>> Xem thêm bài: BỆNH THÁN THƯ TRÊN CÂY THANH LONG VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ

Bệnh nấm bồ hóng

Bệnh nấm bồ hóng thường phát triển chủ yếu vào mùa nắng. Nấm bệnh hình thành một lớp mụi đen trên thân cành, làm cho cây giảm khả năng quang hợp, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây. Bệnh nấm bồ hóng thường tấn công trên nụ hoa, trái non làm rụng hoa, rụng trái non, bệnh làm mất màu ngay tại vết bệnh trên vỏ trái, bệnh nặng làm vỏ trái xù xì, ảnh hưởng tới mẫu mã.

Bệnh nấm bồ hóng trên cây thanh long

                                                      Bệnh nấm bồ hóng trên thanh long

>> Xem thêm bài: BỆNH NẤM BỒ HÓNG – TÁC NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH

Nấm bệnh tồn tại trên cành, trái bị nhiễm bệnh và lây lan nhờ gió, nước hay côn trùng.

Bệnh thối nhũn

Bệnh thối nhũn do vi khuẩn gây ra thường xuất hiện ở những cành nhánh trưởng thành, vết bệnh thường chuyển từ màu xanh dần sang màu vàng, mọng nước và thối rữa, vết bệnh có mùi hôi khó chịu. Vết bệnh tiếp tục hình thành trên diện rộng, gây hư hại toàn bộ cành, chỉ còn phần lõi sau đó cũng mục gãy. Bệnh thối nhũn sinh trưởng mạnh ở điều kiện mưa nhiều và độ ẩm cao. Khi cây bị bệnh thối nhũn sẽ bị ảnh hưởng đến năng suất, khi cây bị nặng sẽ cho rất ít trái, trái không đạt chất lượng làm giảm sút năng suất nghiêm trọng.

 

Bệnh thối nhũn trên cây thanh long

                                                       Bệnh thối nhũn trên thanh long

Bà con cần chú ý thăm vườn thường xuyên để kịp thời phát hiện bệnh khi bệnh mới xuất hiện để có biện pháp điều trị thích hợp đối với từng bệnh. Bà con nên chú trọng đến công tác phòng chống và quản lý bệnh hại để hạn chế sự tấn công của bệnh hại.

>> Xem thêm bài: BỆNH THỐI NHŨN Ở CÂY THANH LONG VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ

CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ QUẢN LÝ BỆNH TRÊN CÂY THANH LONG

  • Sử dụng nguồn giống sạch bệnh, có khả năng kháng bệnh tốt.
  • Trồng thanh long với mật độ vừa phải để vườn có độ thông thoáng, thường xuyên dọn sạch cỏ dại, không để vườn quá rậm rạp để phòng chống và hạn chế nơi trú ngụ của mầm bệnh.
  • Ngày nay, Việt Nam là một trong những quốc gia nghiên cứu công nghệ quản lý cây trồng hiệu quả. Việc tăng cường sử dụng phân hữu cơ, hữu cơ vi sinh được nhiều bà con nông dân áp dụng nhằm giúp tăng khả năng chống chịu bệnh của cây, tăng độ phì nhiêu của đất, tăng cường hoạt động của hệ vi sinh vật hữu ích, đảm bảo an toàn.
  • Bón phân hợp lý, cân đối giữa các loại phân bón vô cơ, hạn chế sử dụng các loại thuốc hóa học cho cây trồng.
  • Khi bệnh xuất hiện, cần xử lý thu gom tiêu hủy, tránh lây lan khắp vườn.

>> Xem thêm bài: KỸ THUẬT BÓN PHÂN CHO CÂY THANH LONG – ĐÂU LÀ QUY TRÌNH HIỆU QUẢ?

Trên đây là những bệnh trên thanh long thường gặp và các biện pháp phòng chống hiệu quả. Mong những thông tin hữu ích trên mà Biosacotec cung cấp sẽ giúp ích và giải quyết được phần nào những khó khăn bà con nông dân đang gặp phải. Nếu bà con còn thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn thêm hãy liên hệ ngay với Biosacotec nhé!

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

map biosacotec
PHÂN BÓN HỮU CƠ BIOSACOTEC
Thuộc sở hữu của Công ty CPĐT CÔNG NGHỆ SẠCH SACOTEC, chúng tôi sẽ trả lời bất kỳ thắc mắc cũng như phàn nàn của khách hàng về sản phẩm - dịch vụ mà chúng tôi cung cấp.
HỒ CHÍ MINH

💻Website: biosacotec.com
☎️Điện thoại: 0379 399 843 - 0888 450 606
🌎Địa chỉ: 52A đường Hùng Vương, tổ 08 khu phố La Vân, T.T Ngãi Giao, H. Châu Đức, Bà Rịa Vũng Tàu

0379 399 843
Rate this post
author-avatar

About Mạnh Quân

Xin chào tôi là Mạnh Quân giám đốc Sacotec , chúng tôi đang tập trung vào mảng chăn nuôi, trồng trọt theo hướng hữu cơ sinh học, xu hướng phát triển tất yếu hiện nay. Đi kèm đó là việc phân phối cực kỳ đa dạng các sản phẩm hữu cơ trong và ngoài nước với giá tốt nhất như phân tảo bón lá, phân gà vi sinh, phân đạm cá, chế phẩm sinh học...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *