Nuôi Tôm Thẻ

CÁCH NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG TRÊN AO CÁT

nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát

Nuôi tôm thẻ chân trắng trên ao cát đúng quy trình kỹ thuật để mang lại năng suất và hiệu quả, tránh dịch bệnh lây lan và ô nhiễm môi trường.

Nuôi tôm thẻ chân trắng từ lâu đã đem lại nguồn thu nhập lớn cho bà con vùng ven biển. Tuy nhiên, số lượng và quy mô của các ao tôm mở rộng ngày càng nhiều làm cho dịch bệnh dễ lây lan, chất lượng tôm không đảm bảo, gây ô nhiễm môi trường. Để vụ tôm đạt năng suất cao, bà con cần tham khảo cách nuôi tôm thẻ chân trắng trên ao cát đúng quy trình như sau.
nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát
Tôm thẻ chân trắng được nhiều bà con lựa chọn vì đặc điểm: nhanh lớn, dễ nuôi.

Các bước chuẩn bị

Chọn ao nuôi

– Xây dựng ao nuôi trên bãi cát cao triều, cát mịn, nước biển không bị ô nhiễm, chất nước ổn định, có thể bơm nước theo yêu cầu không phụ thuộc vào thủy triều, độ sâu đáy ao từ 2-3m.
– Nuôi ở 4 ao: ao số 1 – 12ha, ao số 2 – 13ha, ao số 3 – 17ha, ao số 4 – 18ha.
Lưu ý: trừ ao nuôi bán thâm canh còn các ao nuôi khác đều phải đặt máy quạt nước để đảm bảo cung cấp đủ lượng oxy cần thiết cho tôm, vừa đảo đều nước, vừa tạo thành dòng chảy tuần hoàn để gom sạch chất thải tạo môi  trường nước sạch cho tôm phát triển tốt.

Cải tạo ao nuôi

– Bơm nước vào ao sâu khoảng 1m ngâm trong 15 ngày sau đó tháo cạn.
– Khử trùng ao bằng vôi sống (50kg/ha).
– Bơm nước vào ao rồi bón phân hỗn hợp và phân vi sinh để tạo màu.
– Trước khi thả tôm 2 ngày cần tiêu độc nước ao bằng chlorin 1g/m3.
Lưu ý: Nước ao phải đảm bảo các tiêu chí sau: màu vàng lục, độ trong 25-40cm, pH 8-8,5.

Quy trình kỹ thuật

1. Chuẩn bị ao nuôi
– Đối với ao mới xây dựng, trước hết cần bơm nước vào ao, rửa sạch bạt để loại độc tố từ bạt chống thấm vào môi trường nước. Sau đó tháo cạn nước để rửa ao.
– Ðối với ao đã nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát, sau mỗi vụ nuôi cần nạo vét hết bùn dơ đưa vào khu xử lý chung để xử lý. Rửa sạch ao trước khi cấp nước.
2. Xử  lý nước
Sau khi đã chuẩn bị ao xong, tiến hành bơm nước. Nước cấp vào ao phải được lọc bởi lưới lọc có kích thước nhỏ để ngăn ngừa trứng, các loài cá và các động vật khác vào ao nuôi. Sau khi cấp đủ nước vào ao nuôi, xử lý nước bằng các hóa chất diệt khuẩn được phép lưu hành (TCCA, Chlorine, BKC, Iodine,…), sử dụng sục khí khi xử lý nước ao nuôi, thời gian xử lý 2 – 4 ngày.
 3. Gây màu nước
Dùng các loại phân vô cơ, chế phẩm vi sinh, lên men nguyên liệu để gây màu nước. Màu nước tốt cho việc thả tôm giống là màu nâu hoặc màu vàng xanh. Gây màu nước nên được thực hiện trong thời tiết nắng ấm. Thời gian gây màu khoảng 4 – 5 ngày, chú ý khi màu nước trong ao lên tốt thì mới tiến hành thả giống.
Kiểm tra các yếu tố môi trường sau khi gây màu nước đảm bảo tiêu chuẩn nuôi TTCT theo quy định, cụ thể như bảng 1:chỉ số môi trường với ao nuôi tôm
>> Bài liên quan : MÀU NƯỚC NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG VÀ CÁCH QUẢN LÝ MÀU NƯỚC TỐT CHO TÔM

4. Chọn giống, thả giống
Chọn giống: Tôm giống phải rõ nguồn gốc và có giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan thú y, nên mua ở những cơ sở có uy tín.
Thả giống: Mật độ thả nuôi 100 – 150 con/m2, thả giống khi trời mát (sáng sớm hoặc chiều tối). Ngâm túi chứa tôm giống trong ao nuôi khoảng 10 – 15 phút sau đó thả tôm vào ao nuôi hoặc thả tôm vào thùng đặt trên bờ ao sau đó bổ sung nước ao nuôi dần dần vào thùng chứa tôm đến khi thấy tôm hoạt động bình thường thì thả xuống ao.
Cơ sở cung cấp giống cần điều chỉnh thích hợp môi trường thích hợp với các chỉ tiêu môi trường ao nuôi để tránh sốc khi thả.
Chọn giống, thả giống
Con giống tốt là yếu tố quyết định của một vụ mùa thành công
>> Bài liên quan : HƯỚNG DẪN ƯƠNG GIỐNG TÔM THẺ CHÂN TRẮNG
 5. Chăm sóc, quản lý
 Quản lý thức ăn
Lựa chọn các loại thức ăn có chất lượng tốt, nhãn mác rõ ràng, được sản xuất từ các doanh nghiệp có uy tín. Cách cho tôm thẻ chân trắng ăn phải hợp lý, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tôm. Nên chọn thức ăn có hệ số thấp và độ đạm thấp hơn 35%.
Xác định lượng thức ăn hằng ngày: Tổng trọng lượng = Trọng lượng trung bình x Số tôm thực tế trên cơ sở lượng giống thả và ước lượng tỷ lệ sống theo thời gian. Cỡ tôm 1 – 5 g cho ăn 7 – 10 % trọng lượng; cỡ 5 – 10 g cho ăn 4 – 7% trọng lượng; cỡ 10 – 20 g cho ăn 3 – 4% trọng lượng.
Số lần cho ăn: từ 3 – 5 lần/ngày. Bổ sung các loại khoáng chất, vitamin để tăng sức khỏe cho tôm nuôi. Thường xuyên kiểm tra việc sử dụng thức ăn của tôm thẻ chân trắng bằng cách thả thức ăn vào nhá/chài mỗi khi cho tôm ăn để điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp. Người nuôi nên ghi nhật ký cho ăn đầy đủ.
Thường xuyên kiểm tra việc sử dụng thức ăn của tôm thẻ chân trắng
Người nuôi nên theo dõi sát sao tình hình tiêu thụ thức ăn của tôm để kịp thời xử lí khi tôm có dấu hiệu ăn ít, bỏ ăn
 Quản lý môi trường ao nuôi tôm
Các chỉ tiêu môi trường đảm bảo được duy trì ổn định với các thông số ở ngưỡng thích hợp tại bảng 1. Thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường trong ao nuôi để điều chỉnh cho thích hợp. Chỉ sử dụng các hóa chất, chế phẩm sinh học được phép sử dụng để điều chỉnh các yếu tố môi trường. Ghi nhật ký kiểm tra môi trường đầy đủ.
 6. Phòng, trị bệnh
Phòng bệnh
Thường xuyên theo dõi các hoạt động của tôm hằng ngày, kiểm tra tăng trưởng, quan sát các dấu hiệu không bình thường của tôm như sử dụng thức ăn, bơi lội, màu sắc… Khi tôm có các biểu hiện không bình thường cần tư vấn cán bộ kỹ thuật hoặc gửi mẫu đến cơ sở xét nghiệm. Không sử dụng kháng sinh để phòng bệnh.
Trị bệnh
Người nuôi cần trị bệnh trên tôm theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật. Chỉ sử dụng thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học được phép lưu hành để trị bệnh. Sử dụng đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
>> Bài liên quan : CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP Ở TÔM THẺ CHÂN TRẮNG
 7. Thu hoạch
Khi tôm đạt kích cỡ thương phẩm (dưới 100 con/kg) thì có thể thu hoạch. Kích cỡ thu hoạch phụ thuộc vào hợp đồng mua bán đã ký kết với cơ sở thu mua. Thu hoạch toàn bộ ao tôm trong một lần.
 8. Hồ sơ ghi chép
Xây dựng sổ ghi chép hoặc sử dụng sổ ghi chép có sẵn của nhà cung cấp thuốc thú y thủy sản/thức ăn nhưng phải đảm bảo đầy đủ các thông số:
Nguồn gốc giống, thời gian thả, mật độ thả.
Các chỉ tiêu môi trường đo đạc.
Sử dụng thức ăn, hóa chất, thuốc, chế phẩm sinh học: thời gian, số lượng, nhà cung cấp. Thu hoạch: thời gian, khối lượng, trọng lượng tôm.
Rất mong những quy trình này có thể giúp cho bà con nuôi tôm thẻ đạt sản lượng cao và không làm ô nhiễm môi trường. Để đề phòng bệnh dịch, bà con có thể xem thêm về các bệnh ở tôm thẻ chân trắng để biết cách phòng tránh.
>> Bài liên quan : TÌM HIỂU VỀ CĂN BỆNH ĐỎ THÂN Ở TÔM THẺ CHÂN TRẮNG
Rate this post
author-avatar

About Mạnh Quân

Xin chào tôi là Mạnh Quân giám đốc Sacotec , chúng tôi đang tập trung vào mảng chăn nuôi, trồng trọt theo hướng hữu cơ sinh học, xu hướng phát triển tất yếu hiện nay. Đi kèm đó là việc phân phối cực kỳ đa dạng các sản phẩm hữu cơ trong và ngoài nước với giá tốt nhất như phân tảo bón lá, phân gà vi sinh, phân đạm cá, chế phẩm sinh học...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *