CHU KỲ TƯỚI NƯỚC CHO CÂY CÀ PHÊ
Chu kỳ tưới là khoảng thời gian giữa 2 lần tưới tính bằng ngày. Chu kỳ tưới phụ thuộc vào:
– Tuổi cây: Cây cà phê thời kỳ kiến thiết cơ bản chu kỳ tưới ngắn hơn so với cà phê kinh doanh.
Hình 1. Vườn cà phê kinh doanh chu kỳ tưới sẽ dài hơn
Hình 2. Vườn cà phê KTCB chu kỳ tưới sẽ ngắn hơn
– Điều kiện khí hậu: Trời nắng to, nhiệt độ cao, gió mạnh thì chu kỳ tưới ngắn hơn so với trời nắng dịu, giâm mát, lặng gió.
– Điều kiện canh tác: Vườn cà phê có trồng cây bóng mát đầy đủ, hệ thống đai rừng chắn gió tốt, chu kỳ tưới sẽ dài hơn so với vườn cà phê trồng trần không cây che bóng, không cây chắn gió.
Hình 3. Vườn cà phê không có cây che bóng, chu kỳ tưới sẽ ngắn hơn
Hình 4. Vườn cà phê có cây che bóng tốt, chu kỳ tưới sẽ dài hơn
Vườn cà phê sinh trưởng tốt, che chắn lẫn nhau tốt sẽ có chu kỳ tưới nước dài hơn vườn cà phê sinh trưởng kém, không che chắn lẫn nhau được.
Hình 5. Vườn cà phê sinh trưởng kém, chu kỳ tưới sẽ ngắn hơn
Vườn cà phê có tủ gốc tốt có chu kỳ tưới dài hơn so với vườn không tủ gốc.
Hình 6. Vườn cà phê có tủ gốc, chu kỳ tưới nước sẽ dài hơn
– Điều kiện đất đai
Hình 7. Cà phê trồng trên đất xám có chu kỳ tưới ngắn hơn
Hình 8. Cà phê trồng trên đất bazan có chu kỳ tưới dài hơn
– Độ dốc: Cà phê trồng trên đất có độ dốc cao thì chu kỳ tưới nước ngắn so với cà phê trồng trên đất bằng phẳng hoặc độ dốc thấp.
Hình 9. Đất dốc chu kỳ tưới nước sẽ ngắn hơn
Hình 10. Đất bằng có chu kỳ tưới nước dài hơn so với đất dốc
KỸ THUẬT TƯỚI NƯỚC CHO CÂY CÀ PHÊ
Xác định thời điểm, lượng nước và phương pháp tưới
– Xác định thời điểm và lượng nước
Xác định thời điểm tưới nước đúng cho lần đầu có vai trò quan trọng trong giúp cho cà phê nở hoa tập trung, dễ thu hoạch và đảm bảo năng suất cao.
+ Xác định thời điểm tưới nước lần đầu: Việc xác định thời điểm tưới nước lần đầu dựa vào:
– Hình thái của hoa và cây: Hoa đã phân hóa đầy đủ, nụ hoa dài 1 – 1,5 cm, có màu trắng ngà; cây đã có triệu chứng héo tạm thời, lá rủ xuống vào ban ngày.
Hình 11. Lá đài của hoa đã bị khô, chứng tỏ thời điểm tưới xác định không đúng – đã quá muộn, hoa sau nở sẽ bị thui, hoặc có thể hoa không nở được (hiện tượng hoa chanh)
– Độ ẩm đất: Khi độ ẩm đất ở độ sâu 0 – 30 cm khoảng 26 – 27 % (có thể dùng máy đo độ ẩm đất để xác định, hoặc bằng phương pháp trọng lượng).
Hình 12. Máy đo nhanh độ ẩm đất
Hình 13. Kiểm tra nhanh độ ẩm đất bằng máy để xác định thời điểm tưới nước cho cà phê
Hình 14. Dùng khoan để lấy mẫu đất xác định độ ẩm trước khi tưới cho cà phê
Hình 15. Hộp nhôm đựng mẫu đất để xác định độ ẩm
Hình 16. Tưới muộn cây bị khô cành, hoa thui, năng suất thấp
– Lượng nước tưới
Phương pháp tưới
Hiện nay có 2 phương pháp tưới nước phổ biến cho cà phê:
Phương pháp tưới gốc (tưới dí)
Là phương pháp tưới nước phổ biến nhất, chiếm khoảng 60 – 70 % số hộ áp dụng.
– Ưu điểm: Kỹ thuật đơn giản, dễ thao tác, chi phí đầu tư trang thiết bị hợp lý, tổn thất nước thấp.
– Nhược điểm: Tốn công lao động vận hành, tốn chi phí tạo, vét bồn hàng năm, dễ làm gây tổn thương rễ tạo điều kiện cho tuyến trùng lây lan tấn công bộ rễ cà phê.
Hình 17. Tưới dí
Phương pháp tưới phun mưa
– Ưu điểm: Tạo vùng tiểu khí hậu tốt trong vườn cà phê; rửa được bụi bám vào lá cà phê, giúp cây quang hợp tốt; lượng nước phân bố khá đều trên toàn lô; ít tốn công vận hành.
– Nhược điểm: Chi phí đầu tư thiết bị cao, tổn thất nước lớn; dễ bị xói mòn đất trên địa hình dốc.

Hình 18. Tưới phun mưa
Không khuyến cáo áp dụng phương pháp tưới tràn vì gây xói mòn đất, dễ lây lan bệnh thối rễ do tuyến trùng gây hại, lãng phí nguồn nước.
Hình 19. Tưới tràn gây xói mòn đất và dễ lây lan bệnh thối rễ do tuyến trùng
Cuối cùng, cám ơn bà con đã theo dõi bài viết, xin kính chúc quý bà con sức khoẻ, vụ mùa bội thu!